KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 11

muốn ổn định chính quyền nên đã bày ra kế trừ khử ba viên võ sĩ đối địch,
khúc ca này nói về những sự kiện lịch sử có thật, qua đó cho thấy Gia Cát
Lượng không hẹp hòi trong tập tục và truyền thống, đã dám vượt qua những
ràng buộc tư tưởng của mình để thấy được chân tướng của sự kiện.
Sau này nhìn lại, có thể thấy, chàng tuổi trẻ Gia Cát Lượng thời ấy là một
người rất tự tin. Ông từng suy nghĩ rất nhiều, nhận rõ vai trò người tổng
quản là rất trọng yếu trong “tập đoàn”, bởi vậy ông đã chọn “tập đoàn” Lưu
-Quan - Trương, muốn được phát huy hết năng lực của mình. Đương nhiên
để phát huy được sở trường, trừ những người thích tự do, việc đảm nhận
trọng trách là rất đáng chú ý. Sau này Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị đảm
đương những công việc lớn, thực sự là người tổng quản cúc cung tận tụy,
đến chết mới thôi.
Lưu Bị lúc ấy đang bị Tào Tháo đuổi đến cùng đường miễn cưỡng phải tìm
đến Kinh Châu nhờ Lưu Biểu che chở. Lưu Biểu danh nghĩa là đồng minh
với Lưu Bị song thực tế để Lưu Bị ở Tân Dã huấn luyện binh sĩ tạo thành
một phòng tuyến bên ngoài chống trả lại Tào Tháo mà thôi. Tuy tình hình
quân sự rất khẩn cấp song Lưu Bị vẫn chưa thể yên lòng bởi chưa tạo dựng
được sự nghiệp lớn, chưa tìm ra một chuyên gia hoạch định được kế hoạch
lâu dài. Được sự tiến cử của những danh sĩ đất Kinh Tương là Tư Mã Huy
và Từ Thứ, Lưu Bị nhận định rằng người ấy không trọng công danh, con
người trẻ mưu lược ấy, chính là một nhân tài rất quan trọng trước mắt của
“tập đoàn”, bởi thế ông nghe theo ý kiến của Từ Thứ, đích danh tự mình
dẫn theo hai nhân vật quan trọng khác là Quan Vũ và Trương Phi, xông pha
gió tuyết lạnh lẽo, đến cầu kiến ở lều cỏ của Gia Cát Lượng tại Long Trung.
Để thử thành ý của Lưu Bị, Gia Cát Lượng cố ý lánh mặt liên tục hai lần
không ở nhà để Lưu Bị phải về không. Song Lưu Bị không nản lòng, đã ba
lần đến Long Trung cầu kiến. Gia Cát Lượng rất cảm động, phải ở nhà chờ
đợi để đáp lại. “Tam cố thảo lư cầu Gia Cát Lượng” là một giai thoại dã sử
nổi tiếng nghìn năm. Trong bản viết Xuất Sư Biểu của Gia Cát Lượng sau
này có viết “Tiên đế chẳng xem thần nhỏ mọn, ở nơi lẩn khuất, ba lần chiếu
cố đến thần giữa nơi lều cỏ”, có thể coi đây là một sự thực lịch sử kể về ba
lần cầu kiến Khổng Minh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.