phụ thân của ông, chẳng còn hiển hách như xưa; phụ thân của Gia Cát
Lượng thường trầm mặc ít nói, từng làm việc với chức Quận thừa ở quận
Thái Sơn, song le cụ sớm nhất, cho nên cũng chẳng có gì đáng kể. Đáng nói
là ông chú của Gia Cát Lượng là Gia Cát Huyền, là người giỏi giao thiệp có
văn tài thường hay qua lại với những kẻ có quyền thế quanh vùng như Viên
Thuật, Lưu Biểu.
Gia Cát Lượng có ba người anh em và một chị gái, do cha mẹ sớm mất, ở
quê làng lại gặp phải loan Hoàng Cân, ông chú là Gia Cát Huyền, mang cả
nhà ròi đến ở Thành Tương Dương lúc đó do Kinh Châu mục Lưu Biểu cai
quản, định cư ở mé núi Nam Dương gần đô thành. Người anh cả là Gia Cát
cẩn đã lớn, để kế nghiệp cha đã đến học ở trường Thái học trong kinh thành
Lạc Dương, về sau lại đến Đông Ngô theo lời mời của Lỗ Túc, thành ra một
tân khách của Tôn Quyền, rồi ra làm quan với Đông Ngô, rất được Tôn
Quyền sủng ái. Ít lâu sau, ông chú Gia Cát Huyền qua đời, Gia Cát Lượng
và em trai Gia Cát Quân, dựa vào cái gia sản đạm bạc mà ông chú để lại,
thường ngày cày ruộng, đọc sách, đợi có thời cơ để thi thố tài năng.
Cũng do những mối thân tình từ trước, mà Gia Cát Lượng vẫn có quan hệ
mật thiết với quý tộc ở thành Tương Dương. Gia Cát Lượng năm hai mươi
tuổi lấy con gái nhà Hoàng Thừa Ngạn vốn có quan hệ thân thiết với Lưu
Biểu đang làm quan Kinh Châu mục, và người chị gái của Gia Cát Lượng
cũng đã lấy chồng là người quyền quý họ Bàng, sau này một người nổi
tiếng tên là Phượng Sồ Bàng Thống cũng là người của họ ấy.
Dân gian thường có câu “sức trói gà không nổi”, câu ấy dùng để chỉ cái vẻ
thư sinh của Gia Cát Lượng, cũng dùng để nói cái ý rằng: ông là con người
của đầu óc, thực ra lại không đúng với vẻ ngoài đích thực của ông.
Gia Cát Lượng là người đạt được mức tiêu chuẩn của những chàng trai vạm
vỡ đất Sơn Đông, thân cao dư 8 thước cổ xưa, chừng 1,8m bây giờ, trông
thể hình rất cao lớn, thời còn trẻ thường vẫn làm các việc cày bừa, thích tự
làm lấy mà cũng làm luôn chân tay, thích sáng tạo ra các loại công cụ. Về
cuối đời ông còn chế ra “nỏ liên châu”, “trâu gỗ ngựa máy”, thiết lập “bát
trận đồ” tuyệt đối không phải là một tư tưởng gia đơn thuần chỉ động não
động khâu mà không động tay chân.