Với một nhà sách lược ưu tú là Từ Thứ, Gia Cát Lượng có những mặt
không giống với ông ấy; Từ Thứ là một chuyên gia chuyên chú giải quyết
một sô vấn đề, song Gia Cát Lượng “quan sát đại lược”, thông suốt mọi mặt
đối với vấn đề gì cũng quan tâm, đặc biệt là có thể nắm được xu thế thời
đại. “Long Trung Sách” là sách lược qui hoạch hoàn chỉnh đến mức tuyệt
vời, lại thể hiện đầy đủ xu thế lớn của thời đại, đích xác được nghiền ngẫm
bởi suy nghĩ thâm trầm, thời kỳ nông nhàn Gia Cát Lượng thường đến bái
kiến các danh sĩ hiền nhân ở nhiều nơi, ắt đã khảo sát tình hình ở các nơi ấy,
sưu tập tư liệu, để so sánh đối với các danh sĩ “hiểu thư sinh” và “hiểu
chuyên gia”, có được “thực tiễn” càng nhiều hơn.
Gia Cát Lượng chịu náu mình ẩn dật, là bởi ông đang giữ sức chờ thời,
những năm tuổi trẻ khốn khổ, cho ông một cơ thể khoẻ mạnh, thường ngày
cầy cấy tự nuôi mình, so với bọn thư sinh xưa nay chỉ nói mà không làm.
Gia Cát Lượng đã thực tiễn hơn nhiều; bởi vậy ông rất tự tin, tuy không biết
võ nghệ, mà dấn thân nơi chiến trường chẳng hề kinh hãi.
Song Gia Cát Lượng khi mới hạ sơn, chẳng thể giống như “Tam quốc diễn
nghĩa” đã mô tả là một quân sư thần thánh, thực ra ông giống như một khối
“mỹ ngọc”, được thực tiễn chiến đấu mài giũa mà thành. Ông lựa chọn Lưu
Bị bởi đặt niềm tin ở ông ta; ở trong quân doanh của Lưu Bị ông rất có cơ
hội để trải qua rèn luyện gian khổ mà hoàn chỉnh; đối với một danh sĩ trẻ
tuổi mà nói, đấy là võ đài để diễn xuất tốt nhất.
Người xưa nói: “Mới học cạo đầu lại gặp ngay phải ông râu rậm”. Từ việc
rút khỏi Kinh Tương đến trận Đương Dương Trường Bản, đối với quân sư
mới ra lò, đích xác là một thử thách nghiêm trọng. Song Gia Cát Lượng
dũng cảm chấp nhận “lớp huấn luyện tại chức” đầy gian khổ này hơn nữa
lại có thừa tự tin đế gánh vác công tác ngoại giao ở tuyến đầu, tiến hành vận
động liên minh Tôn - Ngô có tầm then chốt.
Nhiệm vụ gian khổ này khiến ông ta may mắn được tiếp cận với những đại
cao thủ chiến lược bậc nhất lúc bấy giờ là, Lỗ Túc và Chu Du; trong quyết
sách chiến lược hoả thiêu Xích Bích, Gia Cát Lượng có thể tham dự không
nhiều, song ông là người chứng kiến từ đầu đến đuôi, đối với việc liên minh
Tôn - Lưu đã sớm hình thành, với việc vận dụng chiến thuật cũng thấu tỏ