triệt để. Kinh nghiệm thực tiễn lần này đã hình thành trong Gia Cát Lượng
tư tưởng chiến lược, có ảnh hưởng tuyệt đối suốt cả sau này.
Lại nói về Lưu Bị, kinh nghiệm đã có mấy chục năm, khiến ông ta trở thành
một nhà chiến thuật khá tài giỏi, đứng ở thế yếu lại luôn đánh, luôn bại, qua
thất bại lại càng nổi tiếng, lại càng có khí thế trở thành một anh hùng nổi
trội ở đời, đặc biệt là ở gò Bác Vọng, lấy chiến thuật khôn khéo đánh thắng
cả Hạ Hầu Đôn và Vu Cấm của Tào Tháo, khá thấy Lưu Bị là người “biết
đánh”, hơn nữa còn “đánh giỏi” là khác.
Có thể nói về nhược điểm duy nhất, lại là không đủ khả năng lực tư duy
trừu tượng để chỉnh lý kinh nghiệm, khiến ông ta chẳng thể thấu thị được
xu hướng thời dại, nỗ lực mà thiếu phương hướng, tự nhiên chẳng thể tập
kết và tích lũy lực lượng cho nên trồi lên tụt xuống, phấn đấu mấy chục
năm mà chẳng có được một mảnh đất của riêng mình.
Long Trung Sách có thể nói là đã mở rộng tầm nhìn cho Lưu Bị, để ông ta
lần đầu tiên xem xét một cách khách quan về xu hướng lớn toàn cục, tuy
chẳng kể cụ thể, song phương hướng chung của sự nghiệp thực rõ ràng,
trách chi ông chẳng cao hứng, như cá gặp nước vậy!