phương Nam, rồi toàn quân ca khúc khải hoàn trở về kinh thành. Đây là thái
độ khoan dung và tin cậy khiến cho các dân tộc dị chủng văn hoá phương
Nam đã triệt để phục tùng. Suốt thời thuộc Hán, các quận miền Nam chẳng
những không dám tạo phản, lại còn cung ứng nhiều vật tư lương thực giúp
Gia Cát Lượng có thêm lực lượng đầy đủ tiến hành cuộc chiến trường kỳ
với phương Bắc. Mạnh Hoạch sau này còn giúp nhà Thục Hán rất nhiều
công việc khác.
Gia Cát Lượng ở đây đã thấy rất rõ quyền lực chung không được thừa nhận
và không được tôn trọng, có chính sách khoan dung hoặc nghiêm khắc để
giải quyết vấn đề rõ ràng là một người điều hành chính sự rất có trí tuệ
trong lịch sử Trung Quốc.
7. Theo đuổi đến cùng nguyên tắc quân sự cẩn thận
Ở đoạn văn cuối cùng của bản viết “Long Trung Sách” Gia Cát Lượng
muốn bày tỏ cùng với Lưu Bị rằng: “Một khi đại thế thiên hạ có biến nên
sai một viên thượng tướng dẫn binh mã Kinh Châu tiến lên phía Bắc trực
tiếp đánh vào Lạc Dương, tướng quân lại dẫn đạo quân Ích Châu theo
đường Tần Xuyên tiến đánh Quan Trung, thì còn sợ gì trăm họ chẳng mang
giỏ cơm bầu nước ra nghênh đón tướng quân? Nếu như cứ theo kế hoạch
nàv mà làm, tướng quân sẽ tạo dựng được nghiệp bá, nhà Hán nhất định sẽ
trung hưng được”.
Trong “Xuất Sư Biểu” Gia Cát Lượng lại trình bày rõ ý kiến của mình với
Lưu Thiện:
“Nay phương Nam đã bình định, binh giáp đã đầy đủ đáng khích lệ ba
quân; bắc định Trung Nguyên xin đem hết lòng khuyến mã trừ sạch gian ác
phục hưng triều Hán về lại cố đô, như vậy là thần báo đáp được tiên đế, mà
trúng với chức phận dưới bệ rồng vậy”.
Từ đó thấy rằng Bắc phạt Trung Nguyên phục hưng triều Hán là một chí
hướng đeo đẳng Gia Cát Lượng suốt một đời. Khéo thu thập chỉnh lý tin tức