KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 20

Sau khi Lưu Bị từ trần, hoàng thái tử Lưu Thiện mười bảy tuổi lên kế vị đổi
niên hiệu là Kiến Hưng. Năm Kiến Hưng nguyên niên (là năm 223 sau
Công Nguyên) phong Gia Cát Lượng là Vũ hương hầu, khai phủ trị sự
không lâu lại phong thêm chức Ích Châu mục, trở thành người nắm quyền
hành tối cao về hành chính ở nước Thục. Tam quốc chí có ghi: “mọi việc
chánh sự lớn bé đều ở tay Gia Cát Lượng”. Lưu Thiện còn trẻ tuổi thiếu
năng lực và kinh nghiệm nên mọi việc đều phó thác cho quan tể tướng.
Năm đó, Gia Cát Lượng bốn mươi ba tuổi.
Sau khi nắm được thực quyền, Gia Cát Lượng chú trọng việc điều hành
chính sự, nỗ lực đề bạt nhân tài, tạo ra những quan chức ưu tú. Mặt khác,
khuyến khích phát triển nông nghiệp cùng nuôi tằm dệt vải, thúc đẩy kinh tế
dân sinh và chuẩn bị thực lực chiến đấu.
Về ngoại giao ông vẫn thực hiện theo phương châm quy hoạch của “Long
Trung Sách”, liên kết Đông Ngô để cùng chống lại Tào Ngụy. Lưu Bị sau
khi bị bại trận ở Tỉ Quỵ, cũng hiểu ra rằng mình đã mắc một sai lầm chiến
lược quan trọng, bèn chủ động với Đông Ngô cùng hoà đàm. Sau khi Gia
Cát Lượng nắm chính sự, lại phái nhà ngoại giao kiệt suất là Đặng Chi, đến
nước Ngô ký kết hoà ước tạo ra khối đồng minh lâu dài. Suốt thời gian Gia
Cát Lượng còn hiện diện, Thục Ngô tuy khi nóng khi lạnh, song nhìn chung
không phát sinh xung đột quân sự nữa, để Gia Cát Lượng có chỗ dựa, thực
hiện mục tiêu quan trọng của “Long Trung Sách” là: Đánh bại Tào Ngụy,
khôi phục nhà Hán. Song, vừa tránh khỏi một cuộc chiến, nguy cơ lại đến
từ các quận miền nam Ích Châu. Sau khi Lưu Bị từ trần không lâu, các quận
phía nam thừa cơ làm phản loạn, Gia Cát Lượng đang khi quốc tang không
tiện xuất binh đành tạm cho qua.
Năm Kiến Hưng thứ 3, quan hệ vối Đông Ngô sớm được ổn định, Gia Cát
Lượng lệnh cho các đạo quân chủ lực của Mã Siêu, Triệu Vân, nghiêm cẩn
đề phòng sự quấy rối của quân đội phía bắc, quyết định rằng: muốn vững
ngoài trước phải yên trong, tự mình thống lĩnh đại quân nam chinh để bình
định lại phía nam Ích Châu đang phản loạn.
Dẫu rằng có rất nhiều bá quan văn võ đã can gián Gia Cát Lượng thân chinh
đánh dẹp, bởi phương nam địa thế rất hiểm trở, lắm nguy cơ, chẳng bằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.