KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 21

phái một viên đại tướng đi trấn áp là đủ. Song, Gia Cát Lượng kiên quyết tự
mình xuất chinh, kết hợp nhân tố chính trị và quân sự nếu không có mặt
trực tiếp giải quyết sẽ ít kết quả.
Trước lúc nam chinh Gia Cát Lượng từng hỏi viên tổng tham mưu Mã Tắc
về sách lược chủ yếu trong việc bình định phương nam. Mã Tắc thưa rằng:
“Cần lấy công tâm làm đầu”. Gia Cát Lượng rất tán thưởng, do đấy có thể
thấy rằng lần này trong quan điểm quân sự của Gia Cát Lượng nổi lên vấn
đề chính trị kết hợp với quân sự, có thể không đánh mà kẻ địch cũng tan
vậy. Những quan điểm này cùng đồng nhất với chủ nghĩa hoàn mỹ và
nguyên tắc giao chiến cẩn thận mà ông sẽ vận dụng trong chiến tranh bắc
phạt sau này. Tháng ba năm thứ 3 niên hiệu Kiến Hưng, Gia Cát Lượng tự
mình dẫn đại quân vượt qua Trường Giang xuống miền nam Tứ Xuyên,
thâm nhập vào vùng Vân Nam. Tháng Năm, vượt qua sông Lô Thủy đánh
thẳng vào đại bản doanh của phản quân; bởi đã phát huy tốt nguyên tắc
chính trị tác chiến, Gia Cát Lượng không thực hiện sự nghiêm khắc luật
pháp như trước, trái lại vận dụng một chính sách khoan dung vô tiền
khoáng hậu trong lịch sử Trung Quốc .
Sau khi đã bắt được nhân vật chính của quân phản loạn là Mạnh Hoạch, ông
lại dẫn hắn tham quan trận địa quân Thục để thấy thế nào là lực lượng hùng
hậu, rồi lập tức trả tự do cho hắn, hẹn sẽ giao đấu nữa để phân rõ thắng bại.
Cuộc chiến này cho thấy những hành vi chiến tranh vốn tàn khốc có thể
chuyển hoá thành một cuộc giao đấu trí tuệ chẳng những có thể giải toả
được tâm lý thù hận của đối phương, lại khiến kẻ địch qua cuộc đấu trí ấy
mà sợ hãi, dẫn đến sự đầu hàng triệt để. Có thể nói nghệ thuật chính trị tác
chiến cao độ của Gia Cát Lượng ở đây đã biểu lộ một cách hoàn hảo; dựa
vào truyền thuyết lịch sử, Gia Cát Lượng từng bẩy lần bắt được Mạnh
Hoạch lại phóng thích cả bẩy lần. Hình thái chiến tranh thuyết pháp này,
khiên người ta khó hình dung nổi, song cuối cùng Mạnh Hoạch tâm phục,
khẩu phục, phải quì lậy giữa trận, cất lời thề rằng không bao giờ dám làm
phản nữa, hoàn toàn chịu thần phục dưới sức mạnh của nước Thục.
Sau khi bình định phản loạn phương Nam, Gia Cát Lượng lại trút toàn bộ
quân đội trở về, lệnh cho Mạnh Hoạch cùng gia tộc tiếp tục điều hành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.