KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 19

nhận được ủng hộ của số đông. Lưu Bị đối với việc này cũng chẳng bận
tâm lắm. Hơn nữa, lúc đó lại có cả đại thần Lý Nghiêm và Triệu Vân bên
cạnh; nếu như Gia Cát Lượng có muốn tiếm quyền chẳng phải đã có một
“cây gậy pháp lý” trong tay ư?
Trái lại, Lưu Bị đã quá hiểu rõ con mình một cách tường tận. Chúng ta có
thể tin được rằng khi ông bảo Gia Cát Lượng tùy nghi đoạt quyền, ít nhiều
đã thấy trước vấn đề, muốn để Gia Cát Lượng có đủ cơ sở pháp lý, đề có
thể ứng biến tùy thời. Trần Thọ trong Tam quốc chí đoạn nói về tiên chủ có
bình rằng: “Tiên chủ là người khoan dung đại độ, trọng hiền đãi sĩ, có
phong độ như Hán cao tổ Lưu Bang”.
Người có khí chất anh hùng, khi gửi con cho Gia Cát Lượng lòng thanh
thản không ngờ vực tỏ rõ đạo quân thần xưa nay hiếm vậy!
Xét thấy, sự bận tâm của Lưu Bị chẳng phải Gia Cát Lượng có đoạt quyền
hay không, mà là Lưu Thiện có đảm đương được việc nước hay không. Sau
này Gia Cát Lượng có viết trong Xuất Sư Biểu rằng:
“Tiên đế biết thần cẩn thận, trước lúc lâm chung có uỷ thác việc đại sự, kể
từ lúc phụng mệnh đến nay, sớm tối lo lắng, sợ không xứng được sự ủy
thác, phụ lòng mong mỏi của Tiên đế vậy”.
Thật là câu nói từ gan ruột! Giữa hai vị quân thần cách nhau hai mươi tuổi
này, đã để lại một hình ảnh đẹp trong sử sách Trung Quốc. Lưu Bị mừng
như cá gặp nước, khi gặp Gia Cát Lượng, đấy không phải là một câu sáo
ngữ mà là sự tán thưởng tri âm tri kỷ.
Song, Gia Cát Lượng đơn độc một mình nắm trọn quyền điều hành nước
Thục, rất cần một tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ. Sự uỷ thác của Lưu Bị trước
lúc lâm chung là một tiếng nói như thế.

6. “Tác phẩm” của tổng tư lệnh quân viễn chinh: Bình loạn Nam
phương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.