quân, bị Trương Cáp khoét sâu nhược điểm, khiến đội tiên phong của Mã
Tắc bị tan vỡ cả, sau đó bất đắc dĩ Gia Cát Lượng phải rút về Hán Trung.
Đến mùa đông, Gia Cát Lượng lại dẫn quân ra ngoài quan ải bao vây Trần
Thương, Tào Chân cũng dẫn quân chủ lực ra kháng cự, hai bên cùng đối
trận với nhau. Gia Cát Lượng bởi thời tiết quá giá rét, lương thảo cung cấp
lại không đủ phải đành rút quân. Mãnh tướng Ngụy quốc là Vương Song
dẫn kỵ binh đuổi theo, lại vấp ngay phải mai phục của Gia Cát Lượng, binh
tan, tướng chết, may mà Tào Chân doanh trại giữ nghiêm. Gia Cát Lượng
vô kế khả thi đành dẫn quân rút về đất Thục chỉnh đốn lại đội ngũ, kết thúc
cuộc Bắc phạt lần thứ nhất.
8. Hiến thân báo quốc, tổng tư lệnh liều mình
Năm thứ 7 Kiến Hưng, Gia Cát Lượng tiến hành cuộc Bắc phạt lần thứ hai.
Lần này ông dẫn quân từ Vũ Đô, Âm Bình đánh vào Ung Châu, thứ sử
Quách Hoài anh dũng kháng cự, song chẳng thể ngăn chặn được thế công
của quân Thục. Chiến sự kéo dài mãi, Ngụy chủ Tào Duệ chỉ biết hạ lệnh
cố thủ, rồi phái Tào Chân từ phía Tà Cốc, Trương Cáp từ phía hang Tý
Ngọ, Tư Mã Ý từ phía tây thành đồng thời đánh giáp công. Gia Cát Lượng
phái Lý Nghiêm ở Hán Trung phòng ngự quân Ngụy song Lý Nghiêm lấy
cớ lương thực không đủ đã kháng lệnh, Gia Cát Lượng chỉ còn biết rút quân
về phòng giữ. Song tướng Thục Ngụy Diên vẫn ở lại Dương hê hội chiến,
đánh phá quân Hác Chiêu tan tác mà lão tướng Tào Chân cũng không may
ngã bệnh từ trần, hai bên đều cùng lui quân.
Năm thứ 9 Kiến Hưng, Gia Cát Lượng lại ra Kỳ Sơn. Để khắc phục khó
khăn vận chuyển lương thực, Gia Cát Lượng phát minh ra trâu gỗ để vận
chuyển. Do công năng của khí cụ mới còn hạn chế khiến vấn đề vận chuyển
chưa tháo gỡ được, Gia Cát Lượng trong tình hình lương thực vận chuyển
không đủ lại phải lui quân. Song trong cuộc rút binh lần này, Gia Cát Lượng
dùng kỳ binh mai phục tại Kiếm Các giết được danh tướng Ngụy quốc là