sống”. Tư Mã Ý cũng chỉ tự mình bào chữa rằng: “Ta chỉ lo việc sống,
chẳng lo việc chết vậy”.
Sau khi Gia Cát Lượng từ trần, Khương Duy kế tục làm chủ soái quân
Thục, cũng đã nhiều lần dẫn quân Thục Bắc phạt, song do thực lực trong
nước không đủ mạnh, quy mô chiến dịch vẫn không khác gì với thời Gia
Cát Lượng còn sống. Nước Thục bởi nhiều năm chinh chiến, quốc lực suy
vong, cuối cùng bị nước Ngụy tiêu diệt.
9. Chủ nghĩa hoàn mỹ tích thắng lợi nhỏ chẳng thành đại sự.
Tuy Gia Cát Lượng cao lớn khác người, song ông chẳng hề biết một chút võ
nghệ. Văn nhân cầm quân, lại thường dấn thân ở tuyến đầu, thực đáng để
kính phục. Thời đại Tam quốc nhiều danh tướng, song cùng dạng với Gia
Cát Lượng, tại chiến trường chỉ “động khẩu bất động thủ”, có lẽ chỉ có Lục
Tốn danh tướng Đông Ngô từng đánh bại Lưu Bị trong cuộc đông chinh ở
Tỉ Qui.
Vốn không xuất thân từ binh nghiệp, Gia Cát Lượng chẳng có kinh nghiệm
tác chiến phong phú, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến ông không có
năng lực ứng biến linh hoạt ở chiến trường. Bởi vậy, những hành động quân
sự của Gia Cát Lượng nặng về sự sắp đặt cẩn thận từ trước, có thể thấy rõ ở
mấy lần đánh bại những danh tướng nước Ngụy như Tư Mã Ý, Tào Chân
và Trương Cáp, thể hiện tài năng quân sự lỗi lạc của Gia Cát Lượng. Trần
Bình lấy “kết quả luận”, phê bình ông không khéo tháo vát, để đến nỗí
chinh chiến mãi không thành công, thật cũng không công bằng cho lắm!
Chiến lược định ra sáng suốt, song trong vận dụng chiến thuật, Gia Cát
Lượng lại quá đỗi cẩn thận. Ông tư lự chu tất, có nhiều điểm sáng tạo, hành
động thường nặng về chủ nghĩa hoàn mỹ, điều đó đã có lần Ngụy Diên góp
ý với ông, thiếu tinh thần quyết đoán để nắm những thời khắc then chốt, bởi
vậy tuy thường tích thắng lợi nhỏ lại không thể tạo thành đại sự mỹ mãn.