KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 26

Trương Cáp rửa được mối nhục Nhai Đình, có thể kể là thu hoạch rất lớn
trong cuộc Bắc phạt lần này.
Năm thứ 12 Kiến Hưng, đang mùa xuân Gia Cát Lượng lại dẫn đại quân từ
Tà Cốc đánh vào nước Ngụy. Ông lấy khí cụ mối phát minh là ngựa máy để
đảm nhiệm việc vận chuyển, hiệụ quả cũng khá tốt. Không lâu quân Bắc
phạt đánh chiếm quận Vũ Công của Ung Châu, để quân lính đóng ở vùng
Ngũ Trượng, chuẩn bị một trận quyết chiến với quân Ngụy. Thống soái của
quân Ngụy lần này là đại danh tướng Tư Mã Ý, ông ta cũng theo phương
thức tác chiến thận trọng đóng trại ở Vị Nam với quân Thục đối trận. Quan
Thục là đội quân viễn chinh, vấn đề lương thực rất khó giải quyết, thường
là nguyên nhân chủ yếu của những cuộc rút lui. Để triệt để giải quyết vấn
đề này, Gia Cát Lượng chia quân làm đồn điền, lệnh cho quân sĩ khai khẩn
bên sông Vị Thủy, hợp tác chặt chẽ với dân địa phương, hiệu quả cũng khá
tốt, song do việc trong doanh trại rất nhiều lại thêm Gia Cát Lượng dốc sức
lo lắng đảm đang, không lâu, lao lực mà thành bệnh.
Tư Mã Ý dò thám thấy tình hình, đề phòng Gia Cát Lượng lắm mưu mẹo
bèn hạ lệnh phòng thủ nghiêm ngặt, lấy cầm giữ lâu dài mà tiêu hao lực
lượng. Hơn nữa, ông ta được biết Gia Cát Lượng ăn ít, việc nhiều, đoán
rằng chẳng thể ở lâu, bèn hạ lệnh mặc quân Thục khiêu chiến ra sao cũng
làm ngơ, đợi Gia Cát Lượng bệnh tình xấu đi, quân Thục sẽ bị khó khăn.
Quả nhiên, sau hơn một trăm ngày, Gia Cát Lượng bị thổ máu do bệnh dạ
dày biến hoá, trung tuần tháng tám vì bệnh nặng mất ở doanh trại hưởng thọ
năm tư tuổi. Quân Thục đành phải rút quân, Tư Mã Ý thấy doanh trại trống
trải của quân Thục đã rút, quan sát cách sắp xếp doanh trại, phải cảm thán
rằng: “Thực thiên hạ kỳ tài vậy”.
Khi quân Thục rút lui, Tư Mã Ý nghe mang máng rằng Gia Cát Lượng đã
mất bèn thân tự xuất binh truy kích, không ngò Gia Cát Lượng đã sớm lệnh
cho Khương Duy, tạo ra một hình người gỗ, ăn vận quần áo giả làm Khổng
Minh, đánh trống thúc quân phản kích lại. Bởi Gia Cát Lượng khéo dùng kỳ
binh, Tư Mã Ý không dám cả quyết, bèn hạ lệnh rút quân về, quân Thục an
toàn trở về nước, sau khi qua cửa Tà Cốc mới chính thức phát tang. Người
đương thời vẫn nói rằng: “Gia Cát Lượng chết còn đuổi được Trọng Đạt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.