KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 315

Cách nghĩ của Lã Mông là rất thực tiễn, trong một thời gian ngắn có thể tạm
ngăn cản được Tào Tháo và Lưu Bị, có thể nắm được nhiều lãnh thổ và
quyền lợi. Thực ra, đấy cũng là tâm thế cơ bản của những cán bộ cao cấp ở
thời đại cạnh tranh lớn; những tướng lĩnh cao cấp và ban tham mưu của
Lưu Bị và Tôn Quyền tuyệt đại đa số đều có cách nhìn bản vị theo chủ
nghĩa anh hùng này. Quan Vũ không nghĩ đến toàn cục mà mạo hiểm bắc
phạt, chưa chủ động xin ý kiến tham khảo của phía Tôn Quyền, nguyên
nhân chính cũng ở đây.

11. Xem thường đại thế, anh hùng lâm nguy
Có quan điểm chiến lược toàn cục, lâu dài để thấy tình thế ba chân đỉnh lớn,
có thể nói chỉ có Lỗ Túc, Gia Cát Lượng và Triệu Vân mà thôi, ba người ấy
kiên trì quan điểm Tào Ngụy còn tồn tại thì Tôn Quyền và Lỗ Túc chẳng có
điều kiện xung đột với nhau; xét nhu cầu rất lớn về nhân lực và tài lực để
kháng chiến lâu dài, điều kiện của Tôn Quyền và Lưu Bị đều còn lâu mới
bằng Tào Tháo.
Đương nhiên Tào Tháo không phải không có nhược điểm, cai quản một
vùng rộng lớn, bởi lợi hại ắt có xung đột, các thế lực gắn với nhau, thực ra
đều mang quái thai, không như một đoàn thể nhỏ dễ chỉnh hợp. Người chỉ
huy có năng lực (như Tào Tháo) tự nhiên có thể giải quyết được vấn đề, nếu
như gặp chuyện, nguy cơ tất nhiên rất lớn.
Trong Long Trung Sách Gia Cát Lượng vẫn chủ trương “Liên Ngô chế Tào”
cũng biểu thị nếu phương bắc có chuyện, Kình Châu có thể phái một viên
Thượng tướng đánh Tương Dương, Lưu Bị và Tôn Quyền chia làm hai
đường tiến công, có thể khôi phục được nhà Hán. Nói rằng phương bắc có
chuyện, tức là nói một mai Tào Tháo mất đi, chính quyền Tào Ngụy về lực
lượng chung ắt có nguy cơ giảm sút, lúc ấy chính là cơ hội tốt nhất để bắc
phạt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.