cùng tuyên thệ: “Ta được Tào Công giao trách nhiệm bảo vệ thành này, nên
phải đem hết sức lực để gìn giữ đến chết không lùi, ai nói bỏ thành thì
chém”.
Toàn thể già trẻ trong thành, gánh đất đá lấp tường thành, sau mười mấy
ngày kiên trì phòng giữ, nước lũ dần dần rút đi, tình thế khẩn trương ở Phàn
Thành mới tạm lắng xuống. Tào Nhân lập tức hạ lệnh sửa sang lại việc
phòng thủ để có thể kháng cự lâu dài. Tào Tháo lại phái đạo quân Từ
Hoảng cẩn thận và có năng lực tác chiến độc lập, đến đó chi viện cho Tào
Nhân. Từ Hoảng muốn đấu trí hơn là đấu lực, ông ta bố trí quân đội ở ngoài
thành đối trận với Quan Vũ, lại bao vây quân Quan Vũ, dùng tâm lý chiến
để gây áp lực, quả nhiên quân Quan Vũ chẳng thể thắng nhanh, giảm dần
thanh thế.
Tào Tháo lại nghe đề nghị của Tư Mã Ý, quyết định dẫn dụ Tôn Quyền, từ
phía sau Kinh Châu mà giáp kích.
10. Lã Mông nói: Kẻ sĩ xa nhau ba ngày, dụi con mắt mà ngóng đợi.
Đô đốc Lã Mông mới nhậm chức là danh tướng giàu mưu lược của Đông
Ngô. Trần Thọ trong Tam quốc chí đã khen ông ta có khí chất của kẻ quốc
sĩ, Tôn Quyền cũng khen ông ta: thao lược kỳ tài gần như Chu Công Cẩn
(Chu Du).
Lã Mông tên chữ là Tử Minh, người Nhữ Nam từ nhỏ đã thông minh ít ai
bằng, thích việc nghĩa hiệp, mà ít đọc sách. Bởi trông nom công việc cẩn
thận, tận tụy với chức vụ, rất được Tôn Quyền và Chu Du tín nhiệm.
Bởi từ một bước mà được trọng dụng, Tôn Quyền vẫn khuyên Lã Mông
phải đọc nhiều sách, mới có thể triệt để nắm được việc quân chính và công
việc hành chính địa phương. Lã Mông lấy cớ việc quân nhiều bận rộn,
chẳng có lúc nhàn rỗi đọc sách.
Tôn Quyền lại nói: “Ta khuyên ngươi đọc sách, chẳng phải muốn ngươi trở
thành tiến sĩ, chỉ muốn ngươi xem nhiều sử sách, học được kinh nghiệm