Nói tóm lại Quan Vũ phát động cuộc chiến lần này có thể thấy khá khẩn
trương, ông ta hạ lệnh cho Thái thú Nam Quận là My Phương đến đóng
quân ở Giang Lăng, giữ gìn kho tàng quan trọng ở hậu phương, lại phái Sỹ
Nhân trấn thủ ở Công An, phòng ngừa Đông Ngô có manh động gì, Quan
Vũ tự mình dẫn quân chủ lực Kinh Châu, lấy khôi phục nhà Hán làm ngọn
cờ chính trị, tiến đánh đội quân của Tào Nhân, kể từ trận Xích Bích đến nay
vẫn đóng đồn ở Tương Dương và Phàn Thành.
8. Tương Dương nằm ở giữa Kinh Dự, yết hầu nam bắc quan trọng.
Tương Dương nằm ở vùng giáp ranh giữa quận Nam Dương và Nam Quận,
từ đời Tần đến giờ vẫn lấy sông Hán Thủy làm ranh giới, phía bắc là quận
Nam Dương, phía nam là Nam Quận. Thành Tương Dương nằm ở phía nam
Hán Thủy, lệ thuộc Nam Quận, song đối diện với Phàn Thành thuộc Nam
Quận bên kia sông. Hiện nay hợp nhất lại thành Trương Phàn thuộc tỉnh Hồ
Bắc.
Nhiệm sở cũ của Kinh Châu ở Hán Thọ, quận Vũ Lang, khi Lưu Biểu làm
Thứ sử Kinh Châu, đối với nam Kinh Châu không đủ sức khống chế, bởi
thế phải chuyển nhiệm sở về Tương Dương ở phía bắc. Lại thêm tự mình là
quân sĩ không đầu hàng của triều đình, ở gần với khu Tư Lệ, nếu có biến cố
chạy xuống phía nam có thể dựa vào sông Trường Giang cố thủ, Hán Thủy
lại chạy qua Tương Dương mà xuống Trương Giang, vị trí Tương Dương về
đường thủy và đường bộ đều rất quan trọng. Lấy vị trí địa lý mà nói Tương
Dương cố nhiên là đất trọng yếu song bởi ở bình nguyên bờ nam Hán Thủy,
cơ hồ hoàn toàn không phải là đất hiểm trở dễ phòng thủ, cho nên về quân
sự có tác dụng phụ trợ cho Phàn Thành ở bờ bắc.
Nhận được tin do thám đại quân của Quan Vũ tiến lên phía bắc, Tào Nhân
lập tức hạ lệnh, cho toàn quân vượt sông sang đóng đồn ở Phàn Thành, chỉ
lưu lại tướng quân Lã Thường, để duy trì trị an nội thành về danh nghĩa,
điều một số ít quân cảnh vệ phong toả giao thông với bên ngoài, khiến