biệt rõ ràng giữa công và tư, chỉ cần mới nói đến việc thống nhất “phản
công Trung Nguyên”, Quan Vũ sẽ là người hưởng ứng đầu tiên. Khi xưa
Tào Tháo với Tôn Quyền đại chiến ở Hợp Phì, Quan Vũ rất muốn dẫn quân
lên phía bắc đoạt lấy Tương Dương, nhưng bởi quân Hạ Hầu Uyên vẫn ở
Hán Trung, đang uy hiếp sự an toàn của Ích Châu, bởi còn tùy thời chi viện
cho Lưu Bị, Quan Vũ không dám khinh xuất phát động chiến sự lên phía
bắc.
Đến khi Tào Tháo rút quân về theo đường Tà Cốc, Lưu Bị đã ổn định được
Hán Trung, Quan Vũ đành lòng chẳng được. Ông ta chẳng phải là võ dũng
vô mưu, xuất binh bắc phạt đã có khảo lự tất yếu. Đông Ngô một lần nữa
yêu cầu trả lại Kinh Châu song nếu như Quan Vũ có thể khôi phục lại
Tương Dương, bố trí phòng tuyến vững chắc, thì quân Đông Ngô đồng
minh không dễ thu hồi Kinh Châu. Hơn nữa nếu như Lưu Bị nắm được quá
nửa Kinh Châu, thì ba quận Giang Bắc có thể sẽ về tay, bởi thế phát động
chiến dịch Tương Dương đối với Quan Vũ khá quan trọng.
Theo kế hoạch của Long Trung Sách, khi phương bắc có biến, Kinh Châu
mới có thể nhân đó huy động quân lên phía bắc. Song khi ấy Tào Tháo mới
từ Trường An rút về Lạc Dương, chuẩn bị trở về Nghiệp Quận. Tuy chiến
dịch Hán Trung bị thất bại, song lực lượng quân Tào khá tập trung, sức
phòng thủ ở chiến tuyến phía nam có thể nói là không có vấn đề. Huống chi
Tào Nhân đang trấn thủ ởTương Dương, tình huống khá ổn định tựa hồ
không có điều kiện để phát sinh cuộc Bắc phạt mà Long Trung Sách nói
đến.
Tuy nói rằng tướng ở ngoài biên, quân lệnh có chỗ không theo, song nếu
như mức độ chiến lược quan trọng, phải động dụng rất nhiều binh lực, tài
lực, nếu chẳng được Lưu Bị phê chuẩn, thì Quan Vũ sẽ không dám phát
động cuộc chiến tranh có quy mô lớn như vậy.
Có thể bởi Lỗ Túc vừa mất, Lưu Bị , Gia Cát Lượng, Quan Vũ phán đoán
rằng quân Đông Ngô đang lo việc đề phòng, mà không có động tác gì. Đằng
sau bộ mặt vui vẻ của Lã Mông, lại làm cho Quan Vũ mất cảnh giác, phải
chăng đều là tâm lý chính vậy.