lấy ngôi Hoàng Đế, gọi là Ngụy Văn đế, lại truy tôn Tào Tháo là Ngụy Vũ
đế.
Tào Phi tên chữ là Tử Hoàn, là con thứ của Tào Tháo, bởi con cả là Tào
Ngang bị chết trong trận chinh phạt Trương Tú, bèn lấy Tào Phi làm người
kế thừa, năm Kiến An thứ 16, làm Trung lang tướng, phó thừa tướng, năm
Kiến An thứ 22, Tào Tháo tự lập làm Ngụy Vương, lại lấy Tào Phi làm
Thái tử. Sau khi Tào Tháo từ trần, Tào Phi kế vị làm Thừa tướng, Ngụy
Vương, lại đổi năm Kiến An thứ 25 làm năm Diên Khang thứ nhất.
Tào Phi cá tính thâm trầm, có văn phong đôn hậu, từ nhỏ đã sớm chín chắn,
khi lớn lên Tào Tháo thường cho đi kèm, bởi thế mà được giáo dục thành ra
có văn võ toàn tài.
Sách “Ngụy thư” có chép “Tào Phi năm lên 8 tuổi đã có tài văn chương,
hiểu rộng các kinh truyện cổ kim của Bách gia chư tử, giỏi cưỡi ngựa bắn
cung, khéo múa kiếm”, nghiễm nhiên là một kỳ đồng thiên tài.
Song Tào Phi vốn mài miệt với từng trang sách văn chương, có thể nói ông
ta do khổ học mà thành tài, Tào Tháo đối với Tào Phi có nhu cầu rất lớn,
khi 5 tuổi đã luyện tập cung tên, 6 tuổi đã luyện tập cưỡi ngựa, lại được
huấn luyện kiếm thuật nghiêm chỉnh. Được rèn luyện nghiêm chỉnh về văn
chương và võ thuật, khiến Tào Phi có được sự tự tin khá lớn.
Tào Phi sau khi nắm quyền, vẫn quan tâm đến văn chương đương thời, lấy
lễ mà đối đãi với các phần tử tri thức, hiển nhiên còn vượt quá Tào Tháo về
võ công. Cuốn Điển luận do ông ta viết, có giá trị cao trong giới phê bình
văn học lúc đó, hơn nữa trong những thư từ gửi cho Ngô Chất đối với văn
phong của Kiến An tài tử, được đánh giá cao. Lấy văn chương phục vụ cho
sự nghiệp kiến quốc, Tào Phi là một người lãnh đạo tối cao, được giới văn
học đương đại xem trọng.
Tháng 2 năm Kiến Khang nguyên niên, Tào Phi lấy danh nghĩa Ngụy
Vương, lệnh cho đại phu Giả Hủ làm Thái úy, đại phu Hoa Hâm làm Tướng
quốc, đại lý Vương Lãng làm quan Ngự sử, lập ra ban bệ của mình.
Tháng 4, đại tướng Hạ Hầu Đôn từ trần, quyền chỉ huy quân đội của Tào
Phi lại càng tăng thêm.