Tháng 7, Tôn Quyền cho sứ đến tiến công, tướng Thục là Mạnh Đạt cũng
dẫn quân đến hàng, thanh thế của Tào Phi tăng lên rất cao, chính quyền mới
mau chóng ổn định lại.
Tháng 10, Hán Hiến đế thấy đại thế đã mất, bị các quần thần gây sức ép
mạnh, cuối cùng phải tế cáo ở miếu Hán Cao tổ, lệnh cho Ngự sử đại phu
Trương Âm bưng ấn thụ trao cho Tào Phi.
“Nay truyền ngôi cho Nguỵ Vương, cũng như ngày xưa Nghiêu đế truyền
ngôi cho Thuấn đế, Thuấn nhường cho Vũ, thiên mệnh vô thường, duy theo
về người có đức. Đạo nhà Hán đã hết, mất cả trật tự, khiến thiên hạ đại loạn
cả, vũ trụ cũng phải điên đảo... Nay thuận theo đại lễ báo cùng vạn quốc, để
thuận theo thiên mệnh”.
Lại thiết đàn ở Phần Dương, cử hành lễ nhường ngôi, đổi năm Diên Khang
thành năm Hoàng Sơ thứ nhất.
Theo cuốn “Ngụy thị xuân thu” có chép, Tào Phi lúc làm lễ xong ngoảnh
đầu nói với đại thần rằng: “Đến hôm nay ta mới biết được câu chuyện
Thuấn nhường ngôi cho Vũ như thế nào”.
Khi Tào Tháo mất hồi đầu năm, do việc đột nhiên xảy ra, nước Ngụy từng
rơi vào nguy cơ nghiêm trọng, thậm chí có người đề nghị thi hành quân
quản; song Tào Phi không muốn thế, chỉ trong khoảng nửa năm, Tào Phi
không những ổn định được đại quyền, lại chiếm được ngôi vua của nhà
Hán, khá thấy năng lực của Tào Phi, chẳng hề thua kém Tào Tháo, Trần
Thọ trong Tam quốc chí có bình luận rằng: “Tào Phi có thiên tư văn
chương, hạ bút thành thơ, hiểu biết rộng rãi, tài nghệ gồm đủ, nếu như lại có
phong độ khoáng đạt, chân thành khích lệ, có chí xa xôi, trau dồi tâm đức,
thì có kém gì những vua hiền ngày xưa”.
3. Lưu Bị xưng làm hoàng đế, Thục Hán dựng xây chính quyền.
Tào Phi thoái vị nhà Hán, lại thêm những lời đồn đại Hán hiến đế bị hại, tin
đó đối với Lưu Bị và Gia Cát Lượng không kém khi nghe tin Quan Vũ bị