Sau khi lá thư này được công bố, tình hình quân sự ởtiền tuyến của Đông
Ngô cũng ổn định hơn.
5. Nhận lệnh lúc lâm nguy, nho gia làm Thống soái.
Hoà giải không thành, chiến tranh là việc không tránh khỏi, Lưu Bị muốn
chiếm ưu thế, ông ta biết Lã Mông đã từ trần, thực lực ở chiến tuyến của
Đông Ngô rất mỏng, lập tức hạ lệnh Ngô Ban với đạo quân thứ nhất và
Phùng Tập với đạo quân thứ hai cùng phát động tấn công. Sau khi Lý Dị và
Lưu Hà giữ trọng điểm ở Vu Huyện bị đánh bại, thanh thế quân Lưu Bị rất
lớn, khi tiến quân đến thành Tỉ Qui đã tập kết được hơn 4 vạn binh lính.
Các tù trưởng dân tộc thiểu sô ở Vũ Lăng đều rối rít hưởng ứng gia nhập
vào trận tuyến của Lưu Bị.
Thực ra trong cuộc chiến tranh này cả hai bên đều không dám dốc toàn lực,
Tào Phi tuy mới tiếp nhiệm song chính quyền Tào Ngụy vững như núi Thái
Sơn, hiện giờ lại đã kiến quốc, thanh thế đang thịnh, đang có ý muốn nam
chinh.
Lưu Bị lấy danh nghĩa Hoàng đế, gây ra cuộc chiến tranh để trả thù riêng,
tuy có thế lực mạnh, song không dám điều động một đại tướng chỉ huy độc
lập. Bởi Trương Phi là chủ tướng đông chinh đã không may bỏ mạng, Lưu
Bị không tìm được người có thể thay thế. Gia Cát Lượng ắt phải giữ đại bản
doanh để tránh chuyện bất thường, còn Triệu Vân vẫn phối hợp tốt với Gia
Cát Lượng tuy là người thích hợp với cuộc đông chinh này, song do ông ta
đã công nhiên phản đối chiến tranh khiến Lưu Bị không muốn phái ông ta
tác chiến, vẫn bố trí làm quân dự bị ở Giang Châu, nếu nói về thực chất là
người giữ cửa phía đông cho Gia Cát Lượngmà thôi.
Hán Trung tình hình cũng không thực ổn định, bởi thế cũng không điều
động được Ngụy Diên đi khỏi đó. Còn Mã Siêu có địa vị cao lại đang phải
trấn thủ Thục Bắc, để đề phòng quân Lương Châu xâm nhập. Bởi thế cuộc