đông chinh đích xác đã có tinh thần bi kịch, có thể Lưu Bị cũng đã sớm
thấy sự ra đi của mình.
Xem xét thanh thế rất lớn của quân Lưu Bị, lại thêm Lỗ Túc từ trần, những
lão thần Đông Ngô có cùng quan niệm thân Thục cũng không ít, Tôn Quyền
bèn phái Thái thú Nam Quận là Gia Cát Cẩn đến điều đình với Lưu Bị để
giảm nguy cơ trước mắt. Gia Cát Cẩn biết Lưu Bị đang rất tức giận Tôn
Quyền bèn lấy danh nghĩa của mình cho sứ giả đưa thư hoà giải với Lưu Bị,
trong thư viết:
“Tôi nghe nói đại quân đã đến thành Bạch Đế, tin rằng là do không ít kẻ
dưới đã cho rằng Ngô Vương xâm chiếm Kinh Châu, giết hại Quan Vũ, dẫn
đến thù hận sâu sắc giữa hai bên, dứt khoát không thể hoà giải được. Thực
ra người có cách nghĩ như vậy là dụng tâm ở chỗ nhỏ hẹp, chưa lưu ý ở chỗ
lớn vậy, bởi thế tôi muốn được trao đổi với bệ hạ về chỗ nặng nhẹ và lớn bé
của việc ấy. Xin bệ hạ tạm dẹp nỗi oán giận trong lòng, bình tĩnh nghe Gia
Cát Cẩn tôi phân tích, tin rằng sẽ lập tức có thể rút ra được kết luận, chẳng
cần phải hỏi han những kẻ dưới vốn chỉ có tầm nhìn hạn hẹp.
Bệ hạ nhận định Quan Vũ và Hán Hiến đế ai nặng hơn ai? Kinh Châu và
thiên hạ đâu là chỗ nặng nhẹ? Giải quyết mối thù hận này phải như thế
nào? Tin rằng chỉ cần ngài để ý tính toán một chút, căn nhắc nặng nhẹ, sẽ
có hành động đúng”.
Lá thư này của Gia Cát Cẩn là muốn Lưu Bị lấy thù nước làm trọng, thù
riêng là nhỏ, tiếp tục hợp tác với Đông Ngô để chống lại quân Tào. Về
trọng điểm và phạm vi, điều không vượt qua những lòi khuyên của Triệu
Vân trước đó, đối với Lưu Bị đang nóng lòng phục thù, tự nhiên chẳng thể
lọt tai.
Sau khi Lỗ Túc mất, người vẫn có quan hệ với Lưu Bị, chỉ còn lại Gia Cát
Cẩn, bởi thế đây là cơ hội cuối cùng để điều đình giữa Thục Hán và Đông
Ngô, bạn đồng minh với nhau trong trận Xích Bích cuối cùng lại đổi bạn
thành thù tiến hành chiến tranh với nhau.
Tại thời khắc quan hệ hai nước căng thẳng, việc Gia Cát Cẩn lấy danh nghĩa
cá nhân viết thư cho Lưu Bị, lập tức dẫn đến sự hiểu lầm của người ta, có
người đã lấy việc đó mà ngầm mật báo với Tôn Quyền, cho rằng Gia Cát