Cẩn có bụng khác, nếu để ông ta trấn thủ ở Nam Quận sẽ là mối nguy cho
sự an toàn của tiền tuyến, chủ trương lập tức điều động đi chỗ khác.
Tôn Quyền lại cười mà rằng: “Ta với Gia Cát Cẩn đã có lời thề sinh tử
chẳng đổi dời, nếu ông ta không phản lại ta, thì ta cũng không thể vứt bỏ
ông ta được!”.
Song những kẻ dưới của Tôn Quyền, lại lấy việc Gia Cát Lượng đã làm tể
tướng Thục Hán, nắm giữ quyền bính, việc này thay đổi Gia Cát Cẩn khó
tránh khỏi cách nghĩ khác, bởi thế thảo luận rùm beng, thành ra chuyện
nghiêm trọng.
Lục Tốn đang giữ Di Lăng, lo lắng những lời lẽ vu vơ đó sẽ ảnh hưởng tinh
thần binh sĩ ở tiền tuyến, bèn công khai dâng biểu về việc Gia Cát Cẩn yêu
cầu Tôn Quyền làm rõ, Tôn Quyền phải bộc bạch rằng:
Tử Du (Gia Cát Cẩn) với ta cùng làm việc đã nhiều năm, tình như cốt nhục,
nghĩ rằng cũng chẳng cần phải kể ra. Tử Du với người ta, cẩn thận chú ý,
chẳng phải việc đạo lý thì chẳng làm, chẳng phải việc nghĩa thì chẳng nói.
Năm xưa Lưu Huyền Đức từng phái Gia Cát Khổng Minh đến Đông Ngô,
ta cũng nói với Tử Du: “Khanh với Khổng Minh là anh em ruột, em đi theo
anh, về nghĩa lý mà nói cũng là đương nhiên, sao không nhân cơ hội này
mà giữ Khổng Minh lại, nếu như Khổng Minh tự nguyện ở lại đây, ta sẽ tự
mình viết thư cho Lưu Huyền Đức, tin rằng ông ta sẽ chiều theo ý Khổng
Minh mà không giữ nữa”.
Song Tử Du lại nói với ta: “Em trai thần đã gửi thân ở Lưu Bị, quan hệ chủ
tớ đã định, thần tin rằng nó nhất định sẽ không hai lòng. Gia Cát Lượng
không ở lại Đông Ngô, cũng giống như thần dứt khoát chẳng thể theo với
Lưu Bị”.
Ta tin rằng ông ta đã nói rất chân thành, có quỷ thần chứng giám, nay làm
sao lại nghĩ khác mà theo về với Lưu Bị?
Lá thư tố cáo của những kẻ rỗi hơi, ta đã đưa cho Tử Du xem, đã cùng hủy
đi, ta với Tử Du đã rằng tình nghĩa thắm thiết, chẳng có những lời phỉ báng
nào ảnh hưởng được. Tướng quân Lục Tốn đã có thư đềê nghị, ta cũng phân
giải rõ để các tướng sĩ ở tiền tuyến được yên tâm, rằng ta không bao giờ
nghĩ khác về Tử Du.