“Quan Vũ với Trương Phi, hùng tráng lại uy mãnh, điều đáng gọi là vạn
người khó địch, là hổ tướng ở đời khó thấy một lần. Quan Vũ năm xưa sau
khi trả ơn Tào Tháo, mới rời khỏi trại Tào, không ngại khổ cực và nguy
hiểm, tìm về với Lưu Bị. Trương Phi vì nghĩa mà thả Nghiêm Nhan, để trả
giá cho cuộc chiến ở giá thấp nhất, chiếm được Ba Đông, việc làm và công
tích của hai người đều đáng là bậc quốc sĩ. Đáng tiếc Quan Vũ cứng cỏi mà
kiêu căng, Trương Phi quả quyết mà vô tư, đều là người có sở đoản, dẫn
đến họa sát thân, ấy là lẽ thường của số phận vậy”.
Được tin Trương Phi bị sát hại, Lưu Bị rất thương tâm, bèn trút cả tức bực
lên đầu Tôn Quyền. Bởi thế không lo nghĩ đến những khó khăn về sắp xếp
quân đội, sau khi Trương Phi từ trần vẫn cứ tập hợp hơn 4 vạn binh mã ở
Giang Châu, chuẩn bị mau chóng xuất binh.
Biên chế quân Thục Hán đông chinh như sau:
Thống soái: Lưu Bị
Tổng tham mưu: Mã Lương, Hoàng Quyền, Trình Kỳ
Quân đoàn 1: Ngô Ban
Quân đoàn 2: Phùng Tập
Quân đoàn 3: Trương Nam
Quân đoàn dự bị: Triệu Vân
Sau khi đến Giang Châu, Lưu Bị lệnh cho Triệu Vân đóng quân ở đấy, lại
lệnh cho Ngô Ban làm tiên phong, dẫn quân ra Tam Hiệp, vào đất Kinh
Châu, tự mình dẫn đạo quân thứ 2 và 3 đi sau.
Việc sắp xếp lần này cơ hồ đều tập trung cả ở một mình Lưu Bị. Ông ta để
Mã Siêu và Ngụy Diên ở lại giữ Hán Trung và Thục Bắc đề phòng quân
Tào. Triệu Vân là người có kinh nghiệm phong phú, có nhiều công lao lại
được xếp làm quân dự bị ở đại bản doanh, trụ giữ Giang Châu, một mặt để
biểu thị thái độ của Lưu Bị đối với sự bất mãn của Triệu Vân, một mặt khác
cũng dự phòng nhỡ ra quân Đông Ngô phản công lại thì Triệu Vân có thể
ngăn chặn ở đó, giữ an toàn cho Thục Trung.
Bởi Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung đều đã mất, trong doanh trại của
Lưu Bị, những tướng lĩnh có cấp bậc thống soái có khả năng độc lập tác
chiến không nhiều, Lưu Bị lấy danh nghĩa Hoàng đế, tự mình chỉ huy việc