bàn về việc nước, song bởi việc ở Thành Đô quá bận rộn chẳng thể đi được,
mà Lưu Bị cũng có thư chỉ thị, phải lấy việc quốc gia làm trọng, chớ lo lắng
đến ông ta mà khéo léo từ chối việc Gia Cát Lượng đến thăm.
Không lâu, có tin Hoàng Quyền đã đầu hàng quân Ngụy. Các đại thần ở
Vĩnh An đều chủ trương bắt gia quyến Hoàng Quyền trị tội. Lưu Bị lại thở
dài mà rằng: “Chính ta phụ lại Hoàng Quyền, mà chẳng phải Hoàng Quyền
phụ ta vậy!”.
Lại hạ lệnh đặc biệt chiếu cố đến gia quyến của Hoàng Quyền ở Thành Đô.
Mặt khác, Tào Phi ở Lạc Dương cũng cho vời Hoàng Quyền đến.
Tào Phi nói với Hoàng Quyền: “Tướng quân đã bỏ Lưu Bị, về đầu hàng
trẫm, là bỏ trái về với phải, là muốn theo gót Trần Bình, Hàn Tín bỏ Sở về
với Hán ngày xưa vậy!”.
Hoàng Quyền lại thản nhiên nói: “Thần từng được sự hậu đãi của Lưu chủ,
bởi thế dứt khoát chẳng thể hàng Ngô, lại chẳng có đường về với Thục, bởi
không muốn thuộc hạ phải hy sinh không ít mới phải đến đây đầu hàng.
Hơn nữa phải làm một viên bại tướng, khỏi chết đã là may mắn lắm, đâu
còn dám mô phỏng với việc làm của cổ nhân!’’.
Tào Phi rất cảm mến nhân cách và tài hoa của Hoàng Quyền, cho ông ta
làm Trấn nam tướng quân, phong Dục dương hầu, lại cho làm Thị trung ở
bên mình, làm tấm gương chiêu hồi.
Lúc đó lại có tin gia quyến Hoàng Quyền bị sát hại, Tào Phi muốn phát tang
cho. Song Hoàng Quyền lại phản đối, ông ta cho rằng: “Thần với Lưu Bị
vẫn chân thành cùng trao đổi, họ nhất định hiểu được nỗi khổ của thần, dứt
khoát không thể sát hại gia quyến của thần, thần tin rằng những tin tức này
không đúng, xin để điều tra rõ!”.
Sau này thấy đó chỉ là những lời đồn tầm bậy mà thôi!
Tào Phi thấy Lưu Bị và Gia Cát Lượng có thể thu phục thuộc hạ như thế,
cảm thán mãi không thôi.
Không chỉ với Lưu Bị, Hoàng Quyền mà Gia Cát Lượng cũng vẫn duy trì
được sự cảm thông cao độ. Tam quốc chí có chép, sau này Tư Mã Ý có viết
thư cho Gia Cát Lượng bày tỏ sự ngợi khen: “Hoàng Quyền là người chính
trực, thường không ngại ngần biểu lộ sự ngưỡng mộ của ông ta đối với