“Lục Thao” và “Thương Quân Thứ” (Thương Ưởng), có thể tăng cường
được trí tuệ và ý chí.
Nghe nói thừa tướng Gia Cát Lượng có chỉnh lý những sách “Thân Bại
Hại”, “Hàn Phi Tử”, “Quản Tử”, “Lục Thao”, rất nên thỉnh giáo ông ta
nhiều”.
Gia Cát Lượng xem rồi đỏ mặt nói rằng: “Xin bệ hạ yên tâm, phụ tá Thái tử
vốn là trách nhiệm của thần, xin cứ yên lòng dưỡng bệnh, sớm phục hồi sức
khoẻ để đáp lại trông mong của thiên hạ”.
Lưu Bị nhìn chăm chăm vào Gia Cát Lượng, hồi lâu buông một tiếng thở
dài, đinh ninh dặn dò rằng: “Ông mới gấp 10 Tào Phi, ắt có thể yên được
việc nước, định được đại sự. Nếu ấu chúa có thể giúp được thì giúp; nếu có
bất tài, ông có thể đảm nhiệm”.
Gia Cát Lượng nghe nói thế, biến cả sắc mặt, kinh hoàng và cảm động cùng
lúc, nước mắt lại lã chã rơi, lập tức quỳ ở bên giường nói rằng: “Thần đâu
dám không tận tâm tận lực, giữ mực trung chính, dẫu đến chết mới thôi!”.
Lưu Bị lệnh cho quan hầu nâng Gia Cát Lượng dậy, gọi Lý Nghiêm đến
trước mặt, dặn dò ông ta giúp đỡ thừa tướng cùng phò tá Thái tử. Lại gọi
hai hoàng tử Lưu Vĩnh, Lưu Lý, dặn họ nói lại với Thái tử Lưu Thiện: “Anh
em các ngươi sau này phải xem thừa tướng giống như phụ thân, đồng tâm
cộng sự, không được sai trái”.
Nói xong, lệ tuôn như mưa.
Cùng ngày, Lưu Bị nói với các quan cận thần ở Vĩnh An, tuyên bố việc gửi
ấu chúa cho Gia Cát Lượng, lấy Thượng thư Lý Nghiêm làm phó, cùng phụ
chính.
Năm Ngụy Văn đế Hoàng Sơ thứ 4, tức là năm Thục Hán Chương Vũ thứ
3, vào ngày 24 tháng 4, Lưu Bị ngã bệnh từ trần ở cung Vĩnh An, thọ 63
tuổi, đặt tên thụy là Chiêu Liệt Hoàng đế.
Tuy là việc đã có dự liệu, song sự ra đi của Lưu Bị vẫn dẫn đến chấn động
lớn với vương triều Thục Hán, Gia Cát Lượng không dám vội về Thành Đô,
tạm thời ở lại Vĩnh An, để sắp đặt công việc phía đông và việc quốc phòng
phía bắc. Bởi Triệu Vân đang trấn thủ thành Bạch Đế, trong thời gian ngắn
tạm thời không có vấn đề. Việc phòng thủ phía bắc bởi Trương Phi và Mã