lúc nhận lệnh đên nay, sớm tối lo lắng, sợ không đáp ứng được lòng mong
mỏi, phụ lại tiên đế cao minh”, đúng là những lời nói từ tâm can.
Vua tôi cách nhau 20 tuổi như vậy, đích xác trong lịch sử Trung Quốc khó
thấy được một quan hệ tốt đẹp hơn. Lưu Bị năm xưa gặp được Gia Cát
Lượng “như cá gặp nước”, tin rằng đấy chẳng phải là lời nói khách sáo, câu
nói của Trần Thọ: “vua tôi thực chí công vô tư” cũng chẳng phải không có
căn cứ.
Ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai cùng chân thành với nhau như thể lịch sử cổ
kim kể ra chỉ có một.
Song, Gia Cát Lượng đảm đang một mình điểu hành các viên quan chính,
có được thực quyền tổng chỉ huy, là việc mà Lưu Bị từng quan tâm trước
lúc lâm chung.
Lời bình của Trần Văn
Cuối Binh thư “Lục Thao” đượccông nhận rất giàu chất trí tuệ Trung
Quốc, ở phần mở đầu, có chép hỏi đáp giữa Chu Văn Vương và Khương
Thái Công về cai trị thiên hạ, như sau: Chu Văn Vương hỏi:“Phải làm thế
nào mới có thể khiến trăm họ thiên hạ theo về?”.
Khương Thái Công đáp: “Thiên hạ chẳng phải một người mà có vạn người
mới thành thiên hạ. Cùng mối lợi với người thiên hạ thì được thiên hạ. Nếu
độc chiếm mối lợi thiên hạ vào riêng một người, ắt sẽ mất thiên hạ. Nắm
được biến hoá bốn mùa của trời đất không làm trái nông nghiệp, với những
của cải tàng chứa trong lòng đất cùng hưởng với mọi người, là hiểu được
đạo nhân ái của bậc quân vương, thì thiên hạ sẽ theo về. Khiến mọi nqười
sống vui vẻ, có khó khăn thì kịp thời ra tay chi viện, lúc cấp bách cũng lập
tức giúp đỡ họ, chính là hiểu được lẽ đức chính của bậc quân vương. Có
thể với mọi người cùng lo, cùng vui, cùng hay, cùng dở là hiểu được nghĩa
lý của bậc quân vương. Mọi người không thể không chán ghét chết chóc,
thích được sông hạnh phúc, song cũng đều muốn theo đuổi tìm kiếm một