quốc, đạo đức chính trị suy vong, phần nhiều là sự dối trá, bởi thế Lưu Bị
muốn nói trắng ra như thế, để Gia Cát Lượng không dám công nhiên đoạt
quyền, chỉ lo một lòng phò tá Lưu Thiện.
Nhìn trên bề mặt, cách nói này tựa hồ rất hợp lý, song chỉ cần hiểu sâu tình
thế nước Thục lúc ấy, phân tích tinh tế cá tính của Lưu Bị và Gia Cát
Lượng, sẽ thấy được phỏng đoán sai lạc trên bề mặt, ít nhiều là thiên kiến,
lấy lòng của kẻ tiểu nhân để đo lòng quân tử vậy.
Lưu Bị trước lúc lâm chung, đã có với Gia Cát Lượng 16 năm gắn bó, Gia
Cát Lượng là người như thế nào, trong lòng Lưu Bị cũng đã rõ ràng. Huống
chi, trong tập đoàn của Lưu Bị, Gia Cát Lượng tuy là người phụ tá thứ nhất
song người được tín phục nhất vẫn là Lưu Bị, nếu chưa được Lưu Bị trao
quyền rõ ràng, Gia Cát Lượng muốn nhân cơ hội đoạt lấy vương quyền,
không thể giành được sự ủng hộ đầy đủ, Lưu Bị đối với việc ấy chẳng cần
lo lắng quá. Trái lại câu nói “ông có thể đảm nhiệm”, càng dễ giúp cho Gia
Cát Lượng cơ sở hợp pháp để đoạt lấy vương quyền. Lưu Bị về việc này đã
nói rõ ràng vậy.
Cũng giống như Lưu Bị đối với ấu chúa Lưu Thiện đã hiểu rất rõ, Lưu
Thiện là người như thế nào, Lưu Bị đã thấy trước. Ông ta cho phép Gia Cát
Lượng đoạt lấy vương quyền, ít nhiều là nghĩ đến cơ nghiệp mà mình đã
sáng tạo, để Gia Cát Lượng có đủ căn cứ pháp lý, vào lúc cần thiết, sẽ có
thủ đoạn phi thường để ứng biến. Trong Tam quốc chí, Trần Thọ có nhận
định:
“Tiên chủ là người cương nghị mà khoan hậu, chiêu hiền đãi sĩ lại có phong
độ của Hán Cao tổ, khí chất của bậc anh hùng, đến khi gửi ấu chúa, trao
việc nước cho Gia Cát Lượng mà lòng không hồ nghi, đúng là vua tôi đều
chí công vô tư, là gương sáng xưa nay chưa từng có”.
Trần Thọ là người sống gần thời bấy giờ, phán đoán theo những điều nghe
được, vấn đề mà Lưu Bị thực sự lo lắng lại chẳng phải là Gia Cát Lượng sẽ
đoạt lấy vương quyền mà là vấn đề Lưu Thiện điều hành quốc gia trong lúc
rất nhiều nguy cơ như vậy, phải chăng có thể đảm nhiệm được.
Sau này trong Xuất Sư Biểu, Gia Cát Lượng có viết: “Tiên đế biết thần là
người cẩn thận, nên trước lúc lâm chung có ủy thác cho thần việc đại sự, từ