Như vậy công việc của họ nhất định điều hành rất tốt, đều có người phụ
trách, chủ nhân của họ nói chung rất thoải mái, kê cao gối mà ngủ chẳng lo
nghĩ mọi việc.
Nếu như, có một ngày đột nhiên ông ta nghĩ khác, việc gì cũng đều muốn tự
mình làm không chịu giao phó cho người khác, như vậy nhất định sẽ vất vả
muốn chết, bởi những việc này phức tạp, mỏi mệt về thể xác lẫn tinh thần,
cuối cùng vẫn không xong được một việc.
Ở đây không phải muôn nói trí tuệ của sáu người không bằng nô tì gà chó,
mà muốn nói ông đánh mất chức trách người chủ cần có là chỉ huy đại cục!
Câu châm ngôn xưa có nói, ngồi mà luận đạo, đã rằng chúa công, thi hành
công việc đã rằng sĩ đại phu. Thời Hán Tuyên đế, tể tướng Bích Cát chẳng
qua nhầm lẫn mà chết người, trái lại lo việc cày bừa lúc đầu xuân chưa bận
rộn, thì không gấp gáp. Tể tướng Trần Bình thời Hán Văn đế, chẳng phải
xem xét tiền tài trong kho tàng, mà nói “đã có người chủ sự”, đạo lý ấy là
chia thang bậc mà phụ trách.
Nay minh công tự mình rà soát giấy má văn thư, lo từ việc nhỏ hành chính,
mồ hôi mồ kê suốt ngày, phải chăng phải quá vất vả như thế!”.
Gia Cát Lượng lập tức đứng lên cảm tạ, tiếp thu kiến nghị của ông ta. Sau
này Dương Ngung từ trần, Gia Cát Lượng còn nghĩ đến ông ta khóc lóc bi
thương suốt ba ngày ròng rã.
Qua đoạn văn trên có thể thấy thái độ chân thành và sự cố gắng trong công
việc của Gia Cát Lượng. Hơn nữa cũng cho thấy một nhà chính trị tiếp thu
được những ý kiến bất đồng, lời nói và việc làm đều nhất quán. Ví như thái
độ của Lưu Bị khi nói rằng: “Ông có thể tự đảm nhiệm” đích xác là một
việc xưa nay chưa từng có trong lịch sử. Đại đa số những tiên chủ gửi con
côi đều nghĩ mọi cách sau này gìn giữ cho hậu duệ của mình, đặt ra những
phương pháp ràng buộc, để đề phòng khả năng người phụ chính đoạt mất
vương triều. Ví như những phụ chính Chu Công Đán, Hoắc Quang rất có
khí tiết cuối cùng chỉ sai một chút là xảy ra bi kịch. Ví như sự tín nhiệm của
Lưu Bị với Gia Cát Lượng ở đây, cơ hồ không gì so sánh nổi.
Không ít người đọc sử sách cho rằng, Lưu Bị ở cung Vĩnh An khi gửi con
có nói như vậy, ít nhiều là cách khích tướng theo kiểu chính trị. Thời Tam