gánh vác của nông dân. Cũng giống như Tào Tháo, Gia Cát Lượng rất xem
trọng chính sách đồn điền. Hơn nữa ở vùng Hán Trung gần tiền tuyến, lại
phải có những cơ sở đồn điền chủ yếu, đồn điền không những là nơi đóng
quân khi có chiến tranh, làm tốt quan hệ quân dân, lại có thể giải quyết vấn
đề lương thực. Lã Nghĩa sau khi kế tục Ngụy Diên làm Thái thú Hán Trung,
lại có kế hoạch chiêu mộ dân du cư ở đấy làm đồn điền, chẳng những giải
quyết không ít vấn đề xã hội, lại làm cho sức sản xuất quốc gia tăng rất
nhiều. Tam quốc chí có chép, khi Lã Nghĩa làm Thái thú ở Hán Trung kiêm
nhiệm đôn đốc nông nghiệp, tăng cường quân lương, lập được không ít
công lao.
2. Bồi dưỡng sức dân đủ mọi bề: Thủy lợi, dệt gấm và khai mỏ.
Ở bình nguyên Thành Đô xưa kia, được Lý Bằng cố gắng sửa sang đã hoàn
thành công trình lớn nổi tiếng nghìn năm, đó là kênh Đô Giang. Chẳng
những là màng lưới thủy lợi tưới tiêu rất lớn lúc đó, cũng là mạch máu sinh
hoạt của nông dân Ích Châu. Gia Cát Lượng đối với kênh Đô Giang rất xem
trọng, ông đặt ra quan chủ quản phụ trách bảo quản, tu bổ và quản lý, có
1800 tráng đinh làm ở vùng kênh, để vĩnh viễn giữ kênh Đô Giang ở trạng
thái tốt nhất, nâng cao được sức tưới nước giúp cho sản xuất nông nghiệp ở
Thục Trung được rất nhiều. Đương nhiên thủy lợi mới xây dựng cũng
không ít. Hiện nay ở Bá Hà phía tây bắc Thành Đô, có một con đê dài hơn 9
dặm, gọi là đê “Gia Cát”, truyền thuyết nói là Gia Cát Lượng để ngăn chặn
hồng thủy tràn vào vùng đất nông nghiệp thấp, đã đặc biệt sắp xếp nhân dân
xây dựng nên. Hiện nay ở Thành Đô vẫn lưu truyền câu chuyện Gia Cát
Lượng dẫn đầu các tráng đinh đắp đê.
Muối và sắt vẫn là những đặc sản của Ích Châu, cũng là nguồn của cải chủ
yếu phát triển kinh tế dân sinh. Thời Đông Hán từng phế bỏ lệnh cấm kinh
doanh muối sắt, giao cho dân được kinh doanh, kết quả là quan lại địa
phương câu kết với cường hào nắm đặc quyền kinh doanh muối sắt, đặt ra