nhân chủ yếu. Vùng Tây Thục cố nhiên xa cách Trung Nguyên loạn lạc
song trước đó bởi cha con Lưu Yên chỉ biết tăng cường thuế má, phóng
túng cho cường hào quan lại đè ép dân lành, sản xuất bị phá hoại, đời sống
dân lành rất khốn khổ.
Lưu Bị có thể thuận lợi đoạt lấy Ích Châu, nguyên nhân chủ yếu cũng ở đấy,
là bởi những nhân sĩ, có chí hướng, muốn có đượcminh chủ điều hành.
Bởi thế, Gia Cát Lượng khi nắm công việc điều hành chính trị ở Ích Châu
đối với vấn đề này đặc biệt quan tâm.
Để phục hưng đặt nền móng, việc quan trọng nhất là tăng cường quốc lực,
mới không làm gián đoạn nhu cầu quân sự ở tiền tuyến của Lưu Bị. Song
Gia Cát Lượng cũng hiểu rất rõ, chỉ dựa vào việc thu thuế chẳng thể làm
cho quốc gia giàu mạnh, nước giầu thì dân phải giầu trước, dựa vào sự giàu
có của dân là điều tất yếu. Trung Quốc cổ đại lấy nghề nông làm chính, bởi
thế muốn tích cực cải cách quốc kế dân sinh ở Ích Châu ắt phải lợi dụng
được những điều kiện tự nhiên ưu tú, lấy chính sách thúc đẩy nông nghiệp
mọi mặt để có nhiều của cải. Nhân dân có tiền, chính phủ mới có nguồn
thuế khoá, cách làm giống như thời cha con Lưu Yên, chẳng qua không giết
gà lấy trứng mà thôi.
Muốn quán triệt chính sách, đối với nông dân đang ở thế yếu ắt phải bảo hộ
hữu hiệu cho họ. Gia Cát Lượng xác định kế sách, chú trọng khuyến nông,
không xâm chiếm thời vụ, chú trọng giảm thuế, không vơ vét hết của cải
trong dân, hạ lệnh chính quyền các cấp, quan tâm thật sự đến nông dân,
chẳng thể hô khẩu hiệu suông mà thôi. Ông yêu cầu các quan chức hành
chính Thục Hán, khi sắp xếp quân sĩ và trưng dụng phu phen tạp dịch, tuyệt
không chiếm dụng thời gian gieo trồng và gặt hái của nông dân, giảm nhẹ
thuế má, ức chế cường hào bức hiếp nông dân, bảo hộ đượccho nông dân có
không gian sinh tồn và sinh hoạt ổn định. Tam quốc chí có chép, Gia Cát
Lượng phụ tá Lưu Thiện điều hành nước Thục, chính sách chủ yếu là
khuyến khích nông nghiệp mọi mặt, bồi dưỡng sức dân, giữ gìn hoà bình
lâu dài để nhân dân có cơ hội nghỉ ngơi. Ví như có chiến tranh nổ ra cũng
phải lợi được lúc thời vụ không bận rộn, khuyến nông cho quân nghỉ ngơi,
chia quân làm đồn điền, thực hành chế độ binh nông hợp nhất để giảm nhẹ