KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 394

giá cả, chẳng những tạo thành khốn khó cho dân sinh, cũng giảm thu nhập
của quốc gia không ít. Lưu Bị sau khi bình định Ích Châu, theo đề nghị của
Gia Cát Lượng thiết lập lại cơ cấu quốc doanh về muối sắt, quan Tỳ diêm
hiệu ứng (đầu tiên là Vương Liên) và Ty kim trung lang tướng (đầu tiên là
Trương Duệ) phụ trách quản lý sản xuất muối sắt, và chế tạo nông cụ, binh
khí, không để cường hào và quan lại câu kết chiếm làm của riêng nguồn lợi
quốc gia.
Nghề nấu muối của Thục Trung từ đời Hán đã rất phát đạt, muối được lấy
từ các giếng muối, ở Lâm Cung, Quảng Đô, Thập Phương đều có giếng
muối, dân Thục giỏi kỹ thuật nấu muối có nơi còn dùng khí thiên nhiên để
nấu muối.
Cuốn “Bác vật chí” của Trương Hoa có chép, “Lâm Cung còn có giếng khí
thiên nhiên, rộng năm thước, sâu khoảng ba trượng. Gia Cát Thừa tướng
từng đến tận nơi xem xét hơi nóng của trong thiên nhiên được lấy lên từ
những cái giếng đế đun muối mỏ thành muối ăn”.
“Gia Cát Lượng cố sự” cũng có chép, nước Thục có 14 giếng muối. Ở đấy
chép theo truyền thuyết không thực phù hợp với lịch sử, song có thể thấy
Gia Cát Lượng đối với khí thiên nhiên khá xem trọng và quan tâm, cố gắng
ứng dụng rộng rãi.
Từ những bức vẽ giếng muối trên gạch tìm thấy ở ngôi mộ cổ đời Hán ở
Thành Đô, có thể thấy tình hình sản xuất muối mỏ lúc đó. Giếng muối nói
chung đều ở trong núi, trên giếng có đặt giá gỗ khá cao, trên giá có con lăn.
Người làm đứng ở bên giá, lợi dụng con lăn để kéo những thùng nước giếng
lên, sau đó, dùng ống máng để dẫn nước vào nồi để đun, hết phần nước thì
phần còn lại là muối. Thục Trung có vùng núi Nhan Thọ chứa nhiều quặng
sắt, gọi là núi sắt. Gia Cát Lượng đã lợi dụng nó để đúc binh khí và nông
cụ, lịch sử có chép câu chuyện lấy sắt ở Kim Ngưu Sơn đúc kiếm, Gia Cát
Lượng xem trọng cải tiến kỹ thuật, Phổ Nguyên người Ích Châu là một tay
luyện thép cao thủ, nổi tiếng về nấu kim loại đặc biệt, Gia Cát Lượng đề bạt
ông ta làm quan ở Thục Hán, để nâng cao chất lượng binh khí của Thục
Hán. Bởi chiến tranh là nhu cầu lúc ấy, nên kỹ thuật đúc sắt rất mau chóng
tiến bộ. Đến thời Tấn Hán người ta đã nắm được phương pháp nhiệt luyện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.