hưởng nặng nề. Sự phân chia ba chân đỉnh về chính trị, dẫn theo sự phân
biệt về chế độ tiền tệ; Tào Tháo lại dùng tiền lớn “Ngũ thù”, vẫn chẳng thể
cứu vãn đượctình hình. Đến năm Hoàng Sơ thứ hai không thể không phế bỏ
tiền cũ, lấy giá trị ngũ cốc thay cho tiền tệ, song lại có người lợi dụng tích
trữ hàng hoá, tạo thành sự hỗn loạn vật giá nghiêm trọng, tuy có phạt nặng
cũng không cấm tiệt được. Đến thời Ngụy Minh đế lại cho dùng tiền lớn
“Ngũ thù”, song tiền tệ nước Ngụy vẫn trong vòng hỗn loạn.
Ở Đông Ngô vấn đề này cũng không đơn giản, Tôn Quyền vào năm Gia
Hoà thứ năm và năm Xích Ô thứ nhất, tức là khoảng năm 236 đến năm 238
sau Công Nguyên, trước sau đã hai lần thay đổi đồng tiền, một lần cho đúc
tiền 500 đồng, lần sau cho đúc tiền 1000 đồng, khá thấy tiền tệ cũng rất
không ổn định, hơn nữa còn chưa có cơ cấu đề phòng việc đúc tiền giả, nên
vấn đề này khá phức tạp.
Lưu Bị sau khi chiếm được Ích Châu, cho đúc tiền 100 đồng, cũng chưa có
biến đổi gì xáo trộn, hiển nhiên cho thấy cách xử lý của Gia Cát Lượng về
vấn đề này khá đúng đắn. Tiền tệ của nước Thục, chẳng những được lưu
thông trong nước mà ở vùng Kinh Châu lúc đó cũng lưu hành tiền tệ của
Thục Hán; khá thấy sự lưu hành rộng rãi vượt quá biên giới quốc gia. Được
Gia Cát Lượng cố gắng điều hành, sự phát triển kinh tế của Thục Hán lúc
đó được xem là khá thành công.
4. Lấy mình làm gương, để cùng trói buộc.
Bởi nền chính trị suy đồi của Khước Kiệm và Lưu Yên, xã hội phân chia
giàu nghèo rất chênh lệch, cường hào xa xỉ kiêu ngạo, kẻ nghèo không có
đất đứng chân. Tình thế dao động không yên, đấy là nguyên nhân chủ yếu
nhất để Gia Cát Lượng quyết tâm đổi mới lại. Trong tờ biểu trước cuộc bắc
phạt thứ nhất, Gia Cát Lượng từng nói với hậu chủ Lưu Thiện:
“Thần lúc đầu phụng mệnh tiên đế, mọi thu thập đều dựa vào công quỹ, về
căn bản chẳng nghĩ gì đến mức sinh hoạt. Nay ở Thành Đô có 800 gốc dâu,