đột ngày mỗi lớn, có một số vùng nghiễm nhiên đã là trạng thái cát cứ độc
lập.
2. Sách lược vỗ về Di Việt của Gia Cát Lượng.
Đối với thực tế lịch sử ở đấy Gia Cát Lượng đã biết khá cặn kẽ.
Bởi thế trong kế hoạch chiếm Ích Châu của Long Trung Sách đã nói đến
phương châm: tây hoà với Khương Nhung, nam vỗ về Di Việt.
Về mặt hoà với người Nhung đã có kết quả lớn, chìa khoá chính là sự quy
phục của Mã Siêu lãnh tụ quân Quan Trung. Mã Siêu đã có một thời gian
dài theo người cha là Mã Đằng, Thứ sử Lương Châu đã điều hành ở vùng
Tây Lương, bởi thế với các dân tộc Khương Nhung có quan hệ rất tốt. Sau
khi Hán Trung bình định, Lưu Bị phong Mã Siêu làm Bình tây tướng quân,
kiêm Lương Châu mục (về đanh nghĩa mà thôi), tiến hành việc hoà với
người Nhung.
Về việc này, Mã Siêu làm khá thành công, cho đến sau khi ông ta mất, quan
hệ giữa Khương Nhung với triều đình Thục Hán, cũng tốt hơn so với Tào
Ngụy. Có một lần xung đột duy nhất, xảy ra vào năm Kiến Hưng thứ 10,
người Khương ở vùng Vấn Sơn làm phản. Gia Cát Lượng lệnh cho tòng sự
Mã Trung và tướng quân Trương Nghi đến vỗ yên. Tuy quân Thục Hán có
ưu thế tuyệt đối, song Mã Trung và Trương Nghi vẫn trung thực chấp hành
nguvên tắc hoà bình của Gia Cát Lượng, rất mau chóng, đã bình định được
sự phản loạn của người Khương.
Về mặt hoà bình với người Nhung vẫn được xem là khá thành công, song
về mặt phủ dụ Di Việt, lại phong ba bão táp không ngừng.
Thực ra, Lưu Bị lúc mới bắt đầu, đã rất xem trọng việc cai trị ở Nam Trung.
Sau khi bình định Ích Châu, ông ta sớm đã bổ nhiệm Đặng Phương người
Nam Quận làm Thái thú ở Chu Đề, sau này lại đề bạt làm An viễn tướng
quân, Trù hàng đô đốc, đóng quân ở huyện Nam Xương, phụ trách mọi việc
điều hành chung về quân sự hành chính ở Nam Trung.