chiếm, ông ta chẳng những đánh phá Đô Thành Việt Huề còn giết hại quân
tướng Tiên Hoàng, lại chính thức xưng vương ở Việt Huề, hiệu triệu các
cường hào Nam Trung cùng khởi nghĩa chống lại vương triều Thục Hán.
Không lâu cường hào ở quận Ích Châu, Ung Khải là hậu duệ của Hợp
hương hầu Ung Sỉ, dấy binh ở huyện Kiến Ninh, giết hại Thái thú Chánh
Ngang. Gia Cát Lượng phái Trương Duệ, kế nhiệm Thái thú quận Ích Châu,
song sau đó không lâu, lại bị Ung Khải bắt, rồi đưa sang Đông Ngô, để biểu
thị có ý vẫn thân thiện với Tôn Quyền, giáp kích lại Thục Hán.
Tôn Quyền lập tức có phản ứng, ông ta thông qua Thái thú Giao Chỉ là Sĩ
Nhiếp, phong Ung Khải làm Thái thú quận Vĩnh Xương, lại để Lưu Xiển là
con Lưu Chương lĩnh chức Thứ sử Ích Châu, đóng quân ở vùng biên giới
Giao Châu và Ích Châu. Hiển nhiên Tôn Quyền sau khi giao hảo với Ung
Khải, đã tích cực nhúng tay vào những việc phản loạn ở Nam Trung, khiến
Gia Cát Lượng mới tiếp thu chức phụ quốc đại thần rất đau đầu.
3. Thất sách ở việc bình thường, dẫn đến biến loạn toàn diện.
Đối mặt với áp lực rất lớn, Gia Cát Lượng vẫn cho rằng không nên vội vàng
ra tay, ông ta trước tiên phái Đặng Chi, nối lại quan hệ với Tôn Quyền, cắt
đứt sự ngoại viện cho Ung Khải.
Đối với quân phản loạn Nam Trung, về nguyên tắc ông chủ trương sách
lược chiêu phủ mà không trừng phạt, lại phái Cung Lộc làm Thái thú Việt
Huề, nhiệm sở đóng ở huyện An Thượng, cách quận Việt Huề 800 dặm, chỉ
đạo từ xa, nắm lấy những việc nội chính, có ý mưu toan khôi phục lại quyền
cai trị ở Nam Trung.
Ngoài ra ông lại phái Thường Phòng giỏi ngoại giao giữ chức tuần hành,
ngầm điều tra tình hình các quận Nam Trung.
Thường Phòng khi mới đến quận Tang Ca, thông qua quan hệ với các thủ
lĩnh bộ lạc, được biết Thái thú Tang Ca là Chu Bao có ý hưởng ứng hành
động phản loạn của Ung Khải, không khỏi kinh hãi, chưa bẩm báo với Gia