Trương Nghi vẫn phản đối dùng vũ lực để giải quyết sự phản loạn của dân
tộc thiểu số, ông ta cho rằng điểu hành ở Nam Trung đầu tiên phải xem
trọng ân huệ, nhất định phái tôn trọng văn hoá và tôn giáo của họ, đứng ở
cùng một trận tuyến thì mới thu được sự vui vẻ qui phục của người Di.
Nhiệm vụ này ông ta làm rất thành công, nghe nói đương khi ông ta tu bổ
thành quách cũ ở quận Việt Huề, các trai gái người Di không thể không đem
hết sức mà làm, khiến công trình trong thời gian rất ngắn đã hoàn thành.
Ngoài sinh hoạt tinh thần, Trương Nghi cũng rất xem trọng sự giàu có về
vật chất, ba huyện Đinh Tạc, Đài Đăng, Ti Thủy trong quận, đều có kế
hoạch khai thác muối, sắt và sơn, lại thiết lập ra chức quan chuyên môn để
quản lý, khiến các bộ lạc các người dân tộc thiểu số đều có thể tham dự,
nhằm cải thiện sinh hoạt của họ.
Thành tích rất quan trọng là Trương Nghi đã thành công trong việc khai
thông con đường cũ từ Cung Đô qua Mao Ngưu đến Thành Đô, lại tu bổ
các cổ đình, dịch trạm làm nơi khách buôn trú ngụ, chẳng những đã tăng
cường việc quản lý hành chính của triều đình với vùng Nam Trung, cũng
làm cho kinh tế phát triển hẳn lên, Trương Nghi làm Thái thú ở Việt Huề 15
năm, đương khi ông hết thời hạn làm việc theo đường Mao Ngưu về Thành
Đô, già trẻ trai gái người Di đứng bên đường tiễn chân, không thể không
nhớ thương rơi lệ, chẳng dứt ra được, thậm chí có hơn 100 người đi theo
Trương Nghi đến tận Thành Đô. Sau này Trương Nghi theo Khương Duy
bắc phạt, hy sinh ở nơi sa trường. Người Di ở Việt Huề được tin, đau đớn
than khóc, lại còn lập miếu thờ phụng ông.
4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng cường quan hệ Hán - Di.
Gia Cát Lượng rất xem trọng phát triển nông nghiệp ở Nam Trung, ông nói:
“Bạc ở Chu Đề, vàng ở Hán Gia, chẳng đủ để tự nuôi sống”. Chỉ có phát
triển nông nghiệp, mới có thể giải quyết vấn đề cơm ăn áo mặc của nhân
dân, cơm áo không thiếu thốn, thì chính trị mới nói được là ổn định.