làm phản, Khương Duật tự dẫn quân đến chinh phạt, thua trận mà bị giết.
Bởi thế Khương Duy trưởng thành, Thái thú ở đấy đặc biệt xin triều đình
cho Khương Duy làm quan Trung lang, được tham dự việc quân ở Thiên
Thủy không lâu lại được thăng quan ở quận, rồi lại được Thứ sử Lương
Châu bổ nhiệm làm Tòng sự.
Đại quân Gia Cát Lượng từ Kỳ Sơn đánh vào quận Thiên Thủy, Thái thú
Mã Tuân cho rằng quân Thục tập kết ở Kỳ Sơn, chỉ là đội dặc nhiệm mà
thôi, về căn bản chưa có chuẩn bị thực sự, xem thường kẻ địch, chỉ dẫn
Khương Duy cùng với Quận công Tào Lương Tự, Chủ bạ Ký Lương Kiều
đến các huyện trong quận xem xét. Đến khi biết đích xác Gia Cát Lượng ở
trong quân, mà đội quân đánh đến lại là quân lính chủ lực của Thục Hán thì
Mã Tuân không khỏi kinh hãi biến sắc. Lại thêm các huyện phía nam vẫn
hưởng ứng quân Thục, Mã Tuân cũng nghi ngại Khương Duy sẽ làm phản,
và nhân đêm tối mà trốn khỏi đội ngũ, bèn dẫn quân vê Thượng Nhai (nay
thuộc Cam Túc) lại hạ lệnh đóng chặt cửa thành, quân gì cũng không cho
vào nữa.
Khương Duy chẳng chịu yên như thế, đành bỏ đội ngũ, một mình trở về quê
cũ ở Ký huyện, song Ký huyện đã bị quân Thục đánh chiếm. Cứ theo cuốn
“Ngụy lược” ghi chép, Khương Duy sau khi trở về Ký huyện, các phụ lão ở
đấy rất mừng rỡ, cùng thôi thúc ông ta tiến hành đàm phán với Gia Cát
Lượng. Khương Duy như chuột chạy cùng sào, đành thay mặt các phụ lão ở
cố hương đến đầu hàng Gia Cát Lượng.
Xem ra với sự đầu hàng của Khương Duy chẳng phải Gia Cát Lượng có kế
sách gì khiến ông ta phải tâm phục khẩu phục. Nguyên nhân chủ yếu nhất là
bị Mã Tuân không tín nhiệm, bức bách đến nỗi không thể không như thế.
Song, đúng như Ngụy lược ghi chép, Gia Cát Lượng khi gặp Khương Duy
nói chung là rất vui mừng. Khương Duy năm ấy 27 tuổi, cùng tuổi nếu so
với thời Gia Cát Lượng ở Long Trung, về cá tính có nhiều chỗ tương tự.
Ham học không biết mệt, thông hiểu binh pháp, chí khí rất lớn, đầu óc sáng
suốt, sở trường nghị luận, lại có can đảm, có thế nói là người gánh vác được
việc nặng lúc lâm nguy. Tất cả những điều ấy đều rất giống bản thân Gia