Cát Lượng, trách chi người sau thường xem Khương Duy là người kế thừa
Gia Cát Lượng.
Trong thư Gia Cát Lượng gửi cho Trưởng sử Trương Duệ và Tham quân
Tưởng Uyển có nói: “Khương Bá Ước trung cần với công việc tư lự tinh
tế... người ấy đáng gọi là kẻ sĩ tài danh của đất Lương Châu”. Ông lại cũng
khẳng định: “Bá Ước mẫn cảm về quân sự, lại có can đảm, hiểu rõ binh
pháp, người ấy gửi tâm nguyện vào nhà Hán, có tài hơn người...”. Gia Cát
Lượng chưa lập tức trọng dụng Khương Duy, ngoài cá tính và thái độ ham
học hỏi, Khương Duy mới 27 tuổi suy nghĩ còn chưa chín, chưa đủ kinh
nghiệm, chỉ có thể xem là khối đá ngọc còn chưa mài dũa, vẫn cần được
Gia Cát Lượng có kế hoạch bảo ban và huấn luyện thêm, mới có thể phát
huy tài năng được.
Không vội đưa Khương Duy ra võ đài chính là Gia Cát Lượng đã có lòng
yêu mến tài năng rất mực, song đồng thời, Gia Cát Lượng cũng đã dùng
nhầm một người tài một cách nghiêm trọng, chẳng những để đối phương
gây thành bi kịch vận mệnh, hơn nữa lại khiến cho kế hoạch bắc phạt lần
thứ nhất gặp phải một đòn chí mạng bất ngờ.
5. Trương Cáp dẫn quân tây chinh, Mã Tắc để mất Nhai Đình.
Ba quận Lương Châu bị mất, tình hình Quan Trung chấn động rất lớn.
Tào Tuấn cuối cùng cũng phát hiện được quân Thục ở Cơ Cốc chỉ là nghi
binh mà thôi, cảm thấy sâu sắc bản thân giữ trọng trách mà phán đoán quá
sai lầm, bởi thế lập tức tự mình thân chinh, đến đóng ở Tràng An. Ông ta
một mặt hạ lệnh cho Tào Chân dốc toàn lực đánh quân Triệu Vân ở Cơ Cốc,
một mặt động viên 5 vạn quân dũng mãnh, giao cho Tả tướng quân Trương
Cáp cầm đầu mau chóng ra tiền tuyến, ngăn cản sự tấn công của quân Thục.
Để triệt để đánh bại quân Thục, Tào Tuấn lại hạ lệnh cho quan lại ở Lạc
Dương động viên sắp xếp đội quân chi viện 30 vạn người, để chuẩn bị tiếp
ứng cho tiền tuyến.