2. Xã hội loạn lạc, lưu lạc cô nhi.
Đúng tháng 2 năm Giáp Tí khởi nghĩa Hoàng Cân đó, Gia Cát Lượng vừa
tròn bốn tuổi.
Phụ thân của Gia Cát Lượng là Gia Cát Khuê, đương thời làm quận thừa ở
quận Thái Sơn, núi Thái Sơn ở Thái Sơn quận là ngọn núi kỳ vĩ nổi tiếng
khắp Trung Quốc từ cổ chí kim, Gia Cát Lượng đã ở nơi đó suốt những năm
đầu thời thơ ấu của mình.
Gia Cát Lượng vốn quê ở quận Lang Nha, đương thời gọi là huyện Dương
Đô, ở giữa huyện Lâm Nghi và huyện Nghị Nam tỉnh Sơn Đông, cũng
thuộc khu Tây Bắc tỉnh Sơn Đông. Tư Mã Thiên trong “Hoá thực liệt
truyện có chép”:
“Phía nam núi Thái Sơn có nước Lỗ, phía bắc thì có nước Tề, giữa vùng
Tần Sơn Lâm Hải có một bình nguyên phì nhiêu, có nhiều sản phẩm nổi
tiếng về Dâu Gai. Đô thành là Lâm Chuy, ở giữa Bột Hải và Thái Sơn,
người vùng này tư lự sâu xa lại giỏi nghị luận, làm việc không cẩu thả, một
số người ở đây có năng lực đặc biệt, song phần đông không giỏi võ nghệ, là
một xã hội công thương điển hình, kinh tế ở đây thịnh vượng mà linh hoạt,
người dân ở đấy đượcphân làm năm chức nghiệp là sĩ, nông, công, thương
và tọa thương”.
Những đức tính như tư lự chu tất, giỏi nghị luận không khinh cử vọng động,
đều có thể thấy rõ ở con người Gia Cát Lượng.
Kể từ đời Khương Thái Công dựng nước cho tới giờ, nơi này là trọng tâm
của mậu dịch bắc nam, kinh tế giàu có, bởi vậy trình độ văn minh cũng rất
cao so với nơi khác; từ thời Đông Hán đến thòi Lục Triều, có không ít danh
nhân xuất thân ở đây, ví như Phù Kiên nổi tiếng với Vương Đại đời tiền
Tần, nhà thư pháp bất hủ Vương Hy Chi, Vương Hiến Chi là hai cha con,
đến Nha Chi Thôi tác giả sách “Nhan thị tri huấn”, cùng nhà văn nổi tiếng
đời Đường là Nhan Châu Khanh đều là những danh gia hào tộc của vùng
này. Song cũng phải nói đến tư tưởng binh pháp đặc sắc của Tề quốc. Quân