Tề vốn từ chiến trận mà ra, bởi vậy rất dụng tâm nghiên cứu kỹ sảo và
phương pháp chiến tranh. Binh pháp của Khương Thái Công cũng là
nguyên tắc chiến tranh, và là sách lược nổi tiếng. Đến như nhà binh pháp
học lớn Tôn Vũ cũng là người nước Tề, sự chuẩn bị và ứng biến công phu
của binh pháp Tôn Tử, có thể thấy sự tương quan triết học xử thế truyền
thống của nước Tề. Quỷ Cốc Tử binh pháp cũng khởi nguyên từ nước Tề,
Tôn Tẫn, Bàng Quyên thậm chí Tô Tần, Trương Nghi đều học thành tài ở
đấy.
Trừ thời kỳ sống ở Tương Dương với các học giả danh sĩ ở đó dùi mài
nghiên cứu, có thể nói tư tưởng ngôn hành, nhân sinh quan của Gia Cát
Lượng rõ là chịu ảnh hưởng mật thiết văn hoá truyền thống nước Tề.
Sách “Ngô thư” của Vi Chiêu có chép: Tổ tiên của Gia Cát Lượng vốn họ
Cát ở huyện Gia, quận Lang Nha lúc đó không biết vì sao, lại rời đến huyện
Dương Đô. Bởi huyện Dương Đô cũng có nhiều người họ Cát khác, để
phân biệt, họ Cát huyện Gia cũ gọi là họ Gia Cát.
Tổ phụ của Gia Cát Lượng là Gia Cát Phong từng giữ chức Tư lệ hiệu uý ở
Vương triều Đông Hán (là chức trưởng quân cảnh bị kinh thành) ông là một
viên quan hết lòng về trách nhiệm, cá tính rất chính trực, giữ đúng phép tắc,
không hề biết né tránh cường quyền.
Có một kẻ ngoại thích làm quan lớn trong triều là Hứa Trương, vẫn mượn
oai vua làm nhiều chuyện ngang trái, Gia Cát Phong hạ lệnh bắt giữ, Hứa
Trương phải trốn ở cung cấm, yêu cầu hoàng đế bảo trợ. Gia Cát Phong
dâng thư lên kể tội Hứa Trương, yêu cầu phân xử nghiêm minh để hoàng
gia khỏi mang tiếng xấu. Tuy hoàng đế có ý giảng hoà giữa hai người, song
Gia Cát Phong rất cương quyết, nhà vua bởi bất đắc dĩ đành phải bắt tội
Hứa Trương. Không lâu Gia Cát Phong cũng bị cách chức Tư lệ hiệu uý
còn bị phế làm dân thường, chẳng qua bởi Gia Cát Phong đã giữ đúng khí
tiết chấp pháp nghiêm minh, hiển nhiên cũng có di truyền đến phẩm chất
của Gia Cát Lượng. Ông bố của Gia Cát Lượng là Gia Cát Khuê từng làm
quận thừa ở quận Thái Sơn (thư ký), mẹ là Chương Thị. Hai người có bốn
người con, Gia Cát Lượng là thứ ba, người anh cả là Gia Cát Cẩn, em trai là
Gia Cát Quân ngoài ra còn có một chị gái nữa. Khi ông chín tuổi thì bà mẹ