Nếu kể như ở Từ Châu, ngược lên bắc là Dự Châu xuống phía nam là Dự
Chương mấy năm liền loạn lạc nghiêm trọng, Tào Tháo với Đào Khiêm đã
mấy lần giao chiến dữ dội, không ít cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi lên ở
vùng này. Gia Cát Lượng khi mới bước vào tuổi thanh niên đã tự mắt thấy
những hậu quả của chiến tranh gây ra, đất đai hoang phế, người dân chịu
cảnh thê li tứ tán, kinh tế nông thôn bị phá sản nghiêm trọng, dân tình trăm
họ phải bức cầm dao kiếm đứng lên tìm đường sống, tình cảnh bi thảm như
vậy đôi với nhân sinh quan của Gia Cát Lượng nghĩ rằng ắt phải có ảnh
hưởng sâu sắc.
Thực không may, Gia Cát Huyền được bổ nhiệm không lâu, triều đình
Đông Hán lại phái Chu Hạo đến làm Thái thú Dự Chương. Khiến cho ngôi
vị thái thú Dự Chương không biết đâu mà phân biệt. Khi Chu Hạo đến
nhậm chức, được thứ sử Dương Châu là Lưu Phiên cho mượn một đội quân
lớn, trực tiếp gây áp lực với Gia Cát Huyền được xem là không chính đáng.
Xét về phía Gia Cát Huyền, Viên Thuật tuy có thanh thế lớn, song đang
phải chuẩn bị giao chiến với Tào Tháo, chưa lo nổi mình, căn bản chẳng thể
giúp đỡ Gia Cát Huyền được việc gì, huống chi tự mình chẳng phải làm
mệnh quan của triều đình, danh bất chính, ngôn bất thuận, thế cô, lực mỏng,
tự nhiên chẳng thể đề kháng, bởi lo đến sự an toàn trong nhà, chỉ còn biết
rút chạy cho nhanh. Lúc này chẳng thể trở về quê cũ, Gia Cát Huyền chỉ
còn biết dẫn anh em Gia Cát Lượng đến thành Tương Dương ở Kinh Châu,
dựa vào sự che chở của người bạn cũ là Lưu Biểu đang làm thứ sử Kinh
Châu. Lưu Biểu cũng là người nổi tiếng trong “Bát tuấn” năm xưa, là một
lãnh tụ chủ yếu của phái Thanh Lưu ở quan trường. Ông không tán thành
cuộc tranh chấp không đáng có, cho nên bế quan tự thủ, không tham gia vào
bên này hay bên kia, đối với việc tranh chấp giữa anh em Viên Thiệu và
Viên Thuật, ông cũng đứng trung lập, cho nên Kinh Châu cũng kể như yên
ổn, không chịu ảnh hưởng của chiến loạn nhiều lắm, hơn nữa là nơi văn
phong thịnh vượng có thê coi là “cảng lánh nạn” cũng chẳng sai.
Song bởi từ Sơn Đông đến Giang Tây lại từ Giang Tây đến Hồ Bắc, di
chuyển nghìn dặm đường xa, thấv rõ quang cảnh ngược Trường Giang lên
Kinh Châu, có đến mười mấy ngày chèo thuyền vất vả, đối với Gia Cát