Lượng ở độ tuổi mới lớn mà nói đã tăng trưởng không ít kiến thức, những
cảnh lưu ly cơ khổ cũng thể hiện sự cần thiết, hoà bình đến mọi gia đình.
Tuy Lưu Biểu rất cao hứng, cũng rất nhiệt thành tiếp đãi Gia Cát Huyền,
song ông đâu hợp với quan chức, chỉ nhờ Lưu Biểu cho được sống nhờ ở
đấy. Đối với một phần tử tri thức cao ngạo lại có nguyên tắc, việc này như
một đòn đánh vào sự khốn khó của đời sống, bởi vậy một năm sau, Gia Cát
Huyền sầu não thành bệnh, không dậy được may mà Lưu Biểu vẫn nghĩ
tình cũ lo lắng sinh hoạt vật chất cho gia đình Gia Cát Lượng; trong một
năm Gia Cát Huyền ở đấy, một số văn sĩ ỏ gần đó cũng kết thân, mang đến
cho gia đình lắm tang tóc đó không ít sự khích lệ tinh thần và mọi sự giúp
đỡ khác.
Do quan hệ với Lưu Biếu, người chị của Gia Cát Lượng được gả cho Bàng
Sơn Dân là cháu của Bàng Đức Công nổi danh ở Kinh Tương, nói chung là
được như nguyện. Gia Cát Lượng năm mười sáu tuổi quyết định dẫn em trai
ra sông độc lập, không nhận viện trợ nhân đạo của phủ Tương Dương nữa.
Ông bán đi một số tài sản của ông chú còn lại, trực tiếp đến trình kiến Lưu
Biểu, biểu lộ ý nguyện tự lập cánh sinh, Lưu Biểu rất vui mừng bèn giúp đỡ
cho họ chút ít, ở cách thành Tương Dương hơn 20 dặm, có một nơi gọi là
Long Trung, để hai anh em họ Gia ở đấy, hai người tự mình cày bừa; năm
đó chính là năm Kiến An đời Hán Hiến Đế (năm 197 sau Công Nguyên),
thế là hai anh em lưu lạc tìm được quê hương thứ hai của họ, bắt đầu một
đời sông ẩn cư nửa cầy bừa nửa đọc sách.
Lời bàn của Trần Văn
Quan lại và nhà văn của Trung Quốc, mỗi khi nói đến pháp trị đều thích
nêu khẩu hiệu “loạn thế dùng điều luật”; không hiểu rõ người Trung Quốc
ở bản chất, chỉ thấy hiện tượng pháp luật không được xem trọng, chỉ thấy
kết quả mà không thấy nguyên nhân.