Lưu Bị vì sao lại xem trọng Lý Bình như thế? Nhìn chung bởi Lý Bình ở
trong tập đoàn quan lại đã lâu, có quan hệ gắn bó với quân sĩ cũ rất lớn, để
ổn định chính quyền mới của Thục Hán, Lưu Bị đặc biệt yêu cầu Lý Bình
tích cực giúp đỡ Gia Cát Lượng. Song sau khi Lưu Bị mất, Lý Bình do phải
đối phó với khả năng tấn công từ phía Đông Ngô, vẫn đóng ở Giang Châu,
nói chung chắng có thời gian trở về Thành Đô phát huy ảnh hưởng của ông
ta. Trái lại, Gia Cát Lượng sau khi về Thành Đô, trong thời gian rất ngắn,
bằng vào kỹ xảo chính trị giỏi giang độc lập tổ chức lại các lực lượng Thục
Trung, khiến chính quyền Thục Hán vốn mất ổn định, sau khi Lưu Bị mất
không lâu lại ổn định. Hơn nữa sau khi từ Nam Trung khải hoàn về triều,
tiếng tăm của Gia Cát Lượng đạt đến đỉnh cao, rất mau chóng nắm được đại
quyền trong chính phủ Thục Hán, tựa hồ một chút cũng không cần đến Lý
Bình giúp đỡ ví như sau khi ông ta đến Hán Trung để bắc phạt, nền chính trị
ở Thành Đô cũng đều do những nhân vật tinh anh thế hệ thứ hai do Gia Cát
Lượng đề bạt như Quách Du Chi, Phí Vỹ, Tưởng Uyển phụ trách. Đặc biệt
là sau khi Trương Duệ mất, Gia Cát Lượng tựa hồ để điều hành chính trị
chủ yếu đều giao cho phái Thiếu Tráng đảm nhiệm, xem như lão thần Lý
Bình không thực tế phụ trách việc gì.
Lại ví như công việc đóng giữ ở Giang Châu để phòng thủ Đông Ngô, cũng
bởi Đông Ngô và Thục Hán có quan hệ hoà hoãn, cũng không quan trọng gì
lắm. Gia Cát Lượng lệnh cho Lý Bình giao việc phòng thủ Giang Châu cho
con trai là Lý Phong phụ trách, còn Lý Bình thì đến Hán Trung giúp đỡ Gia
Cát Lượng việc cung ứng vận chuyển lương thảo phục vụ bắc phạt.
Đối với Gia Cát Lượng mà nói, đấy cũng là chí công vô tư và biểu hiện trí
tuệ chính trị cao độ. Gia Cát Lượng có cá tính rất cẩn thận, song cũng rất tự
tin, là người có năng lực, mà không lo nghĩ gì nhiều về những chuyện
không đâu, nói tóm lại chỉ nghĩ đến toàn tâm toàn lực vì công việc.
Ông ta so với Lưu Bị lại hơn hẳn về hiểu biết chính trị ở Thục Trung và kết
cấu xã hội, để tránh khả năng xảy ra tranh quyền sau khi Lưu Bị mất, ông ta
quyết tâm mau chóng xây dựng một ban bệ kế tiếp. Để trong tâm của chính
quyền Thục Hán được chuyển giao cho phái Thiếu Tráng thế hệ thứ hai,
ông ta tự mình đảm đương công việc rất khó khăn, khai thác nghiệp vụ,