Bởi thế lấy tượng gỗ để đối kháng với Tư Mã Ý khi rút quân, là do Khương
Duy phụ trách.
Các tướng lĩnh quân đoàn tiên phong, đối với hành vi đối địch không nghe
chỉ huy của Ngụy Diên, nói chung đều bất bình, song bởi sự việc vội vàng,
bèn rút theo về phía nam.
Nếu như Ngụy Diên trực tiếp rút về Hán Trung, có thể vẫn không xảy ra
việc gì, trái lại ông ta mỗi lúc thêm bực tức, cuối cùng hạ lệnh cho quân
đoàn bầy trận ở cửa Nam Cốc trên đường Tà Cốc, chuẩn bị đánh lại Dương
Nghi đang rút quân. Dương Nghi sau khi biết được Tư Mã Ý đã thu quân
về, bèn hạ lệnh cho toàn quân sớm tối lên đường hoả tốc rút về Hán Trung,
khi đến trước cửa Nam Cốc, được thám mã đi trước báo cáo lại rằng, quân
đoàn Ngụy Diên đang ngăn cản đường về.
Dương Nghi lập tức hạ lệnh cho Vương Bình đang chỉ huy hậu quân đến
đánh Ngụy Diên. Vương Bình người chính trực, có danh vọng rất cao trong
quân Thục. Ông ta chọn sách lược “tiên lễ hậu binh”, phân người ước hẹn
với Ngụy Diên đối trận ở cửa Nam Cốc, đầu tiên chỉ tiến hành đàm phán.
Hôm đó Vương Bình trên người không mang vũ trang, mạo hiểm một mình
đến trước trận nói chuyện; ông ta nói với Ngụy Diên và quân lính rằng:
“Thừa tướng vừa mới mất, thi thể còn chưa lạnh, các ông cuối cùng không
nghĩ đến ân nghĩa lại muốn tạo phản ư?”.
Các tướng lĩnh quân đoàn Ngụy Diên, vốn đã bất mãn với việc rút quân một
mình của Ngụy Diên, nghe những lời binh vận có lý có tình của Vương
Bình, tinh thần binh sĩ lập tức tan rã, đại đa số quân sĩ không đánh mà rút
khỏi cửa Nam Cốc.
Vương Bình bởi thế mà dễ dàng đánh bại được số ít quân lính trực thuộc
của Ngụy Diên.
Ngụy Diên sau khi đại bại dẫn vợ con và một số người thân tín chạy trốn
vào vùng núi Hán Trung để lánh nạn, Dương Nghi hạ lệnh cho Mã Đại dẫn
quân tìm bắt, không lâu đã bắt được Ngụy Diên cùng gia nhân, Dương Nghi
hạ lệnh cùng đem đi xử trảm. Ngụy Diên một đời dũng mãnh can đảm bởi
tranh chấp với Dương Nghi, dẫn đến không giữ được mình, thành ra bi kịch
ở cuối đời, khiến cho người ta phải tiếc nuối. Chẳng qua, bi kịch này của