tín nhiệm, có quyền lực bất nhất trong triều ngoài nội. Song An Tử làm
quan thanh liêm, bữa ăn thường không có cá thịt, vợ con không mặc áo đẹp,
đến cả Khổng Tử rất ít khi ca ngợi các chính khách, cũng có lời khen ngợi
ông. Tư Mã Thiên trong “Sử kí”, cũng xếp ông với danh tướng Quản Trọng
trong “Quản An liệt truyện” khá thấy Án Tử có địa vị rất cao trong con mắt
những học giả lịch sử.
Gia Cát Lượng thích đọc Lương Phụ Ngâm cho thấy ông cảm thụ sâu sắc
về sự kiện ấy, ba dũng sĩ bởi sự yên định của quốc gia mà bất đắc dĩ phải hy
sinh bi thảm, hình như quan tể tướng Án Tử trí lự có phần tàn nhẫn, lộ ra
mặt trái tàn khốc sau những xưng tụng hoa mỹ, đối với nhân vật chính trị
này, chẳng thể không luận rõ ứng xử; Gia Cát Lượng khi còn trẻ đã có ý
thức về sân khấu chính trị có lãnh hội và giác ngộ triệt để.
8. Bộ ba xe pháo mã.
Cuối đời Đông Hán nhân tài xuất hiện nhiều ỏ Dĩnh Châu và Nhữ Nam
(đều ở tỉnh Hà Nam), đặc biệt đại bản doanh của phái Thanh lưu cũng ở
đấy; Phạm Bàng, Hứa Nhữ xuất thân ở Nhữ Nam, Lý Ưng thì nổi tiếng ở
Dĩnh Châu. Trong thư của Tào Tháo viết cho Tuân Úc, có đề cập rằng: Nhữ
Nam, Dĩnh Châu vôn nhiều danh sĩ, muốn Tuân Úc lưu ý nhiều về việc ấy,
để đề bạt nhân tài. Tuân Úc và Quách Gia là tay trái, tay phải của Tào Tháo
đều xuất thân ở Dĩnh Châu.
Cuối đời Hán, các quân khu cát cứ, các nhân sĩ Dĩnh Châu đều dạt về
phương nam hoặc phương đông tị nạn, đặc biệt Lưu Biểu trụ ở Kinh Châu
bởi vận dụng sách lược bế quan tự thủ, không bị cuốn vào cuộc đấu đá, trở
thành nhân vật rất được ái mộ của phái Thanh lưu. Những người bạn vong
niên của Gia Cát Lượng như Từ Nguyên Trực, Thạch Quảng Nguyên đều
xuất thân ở Dĩnh Châu, còn Mạnh Công Uy thì xuất thân ở Nhữ Nam, song
có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời Gia Cát Lượng lại là “Thủy kính tiên sinh
Tư Mã Huy.