bên trướng, hợp vài nghìn quân đến giúp Đào Khiêm. Trong chiến dịch Từ
Châu, quân Đào Khiêm tuy có được sự giúp đỡ của quân Viên Thuật và
Lưu Bị, vẫn bị quân Tào Tháo đánh tan tác, giữa chừng quân Lưu Bị đánh
rất hay, tuy nhân số ít song rất phát huy tác dụng, đến cả Tào Tháo cũng
phải có ấn tượng sâu sắc với Lưu Bị. Thế rồi xảy ra việc đại bản doanh Tào
Tháo bị Lã Bố đột kích, phải vội rút khỏi Từ Châu. Đào Khiêm cảm tạ Lưu
Bị đã vì nghĩa giúp đỡ, bèn dâng thư lên triều đình, tiến cử Lưu Bị làm Thứ
sử Dự Châu, đóng quân ở huyện Bái, một điểm quân sự lợi hại thuộc Từ
Châu, là chỗ dựa của Dự Châu.
Không lâu, Đào Khiêm bị bệnh nặng, trước lúc lâm chung có dặn dò các
nhà thế tộc, các tướng lĩnh thuộc hạ: “Chẳng có Lưu Bị chẳng giữ yên được
Châu này”. Lưu Bị tự nhận thấy danh tiếng và thực lực chưa có gì, kiên
quyết từ chối, song những nhân vật trọng yếu của địa phương như My Trúc,
Trần Đăng, Khổng Dung, một mặt tuân theo di chúc của chủ tướng, một
mặt cũng cảm tình riêng với Lưu Bị, cùng giúp đỡ Lưu Bị nhận chức Thứ
sử Từ Châu. Qua một đêm, Lưu Bị từ chức Thiếu úy đã nhảy lên chức
Thượng tướng đứng đầu một quân khu rất trọng yếu trong toàn quốc.
Xem ra Lưu Bị chưa đủ thực lực, hơn nữa cũng chưa có kinh nghiệm thống
lĩnh châu quận lớn lại không khéo xử lý quan hệ với các quân khu, khiến
Từ Châu mấy lần rơi vào tay Lã Bố và Trần Cung, và chịu sự uy hiếp liên
tục của Viên Thuật ở Hoài Nam, thực là điên đảo lưu ly, cuối cùng không
thể không theo về với Tào Tháo ở Cổn Châu.
Dầu luôn luôn bị thua trận, song qua chiến đấu liên tục, được sự yêu mến
của mọi người, danh tiếng anh hùng quả cảm của Lưu Bị càng lan toả. Một
điều rất quan trọng là, Lưu Bị đã học tập được ở các tướng lĩnh quân khu tài
giỏi, cả vê nhận thức và kỹ xảo, điều đó có ảnh hưởng quan trọng đối với
suốt cả sự nghiệp của ông.
3. Thân ở trại Tào, lòng theo nhà Hán.