nghĩ tới. Tôi, khi trước, nghĩ rằng mất cha, mất mẹ là điều bất hạnh to lớn
nhất, đáng kể nhất. Khi tôi đi lính, tôi cũng nghĩ rằng một là sống, hai là
chết. Có bị thương thì ráng mà chịu đau, vì mình là thằng con trai. Thế rồi
đến khi mất cái chân này tôi đã nhận ra rằng đời có ngàn vạn nỗi bất hạnh
khác nhau mà mỗi người phải gánh ít nhất một.
Đồng xòe mấy ngón tay ra, nói nửa buồn nửa đùa:
- Em nhé: mất mẹ là một cái bất hạnh này, nhà nghèo là hai cái bất hạnh
này. Chẳng hiểu tại sao ngày xưa ông Nguyễn Công Trứ nhà nghèo xơ
nghèo xác, thi rớt lên rớt xuống mà lòng vững như đá, quyết chí “Làm sao
cho bách thế lưu phương, trước là sĩ sau là khanh tướng”. Ai nuôi cho ông
ấy học mãi nhỉ?
Tôi cười, nói tếu:
- Thì tại ngày xưa chưa có nghề “xe ôm”…
Đồng cười theo:
- Chắc vậy. Em thì không bắt chước ông ấy nổi. Học thì gắng học, nhưng
chẳng mơ công hầu khanh tướng như ông ấy đâu. Làm sao kiếm đủ tiền
đóng học phí này, giúp thêm cho ba em và lo cho mấy đứa nhỏ này… Đủ
mệt rồi anh há!
Nói chuyện với Đồng, tôi thấy cậu bé có nhiều ý nhĩ hay hay. Nhiều người
cho rằng sống là phải thực tế. Nhưng cái thực tế kiểu như Đồng mới làm
cho tôi thích. Nó đáng yêu vì hàm chứa ý thức của một con người sống
trong cảnh khó khăn chật vật.
Hôm nay là đầu tháng. Đồng đang trao đổi với Thi tờ giấy cộng điểm. Tôi
lo soạn lại những bài tập của thầy Trần. Giờ chơi, lớp vắng hoe. Ít có ai