học với phân nửa số học sinh- những học sinh “đã có biên lai”. Vài người
trong lớp nhìn ra. Tôi lặng lẽ đi về cuối dãy. A! Căn phòng cuối thường
dùng làm nơi tập văn nghệ của chúng tôi đây rồi! Cánh cửa hư ổ khóa vẫn
không thay đổi, khép hờ. Tôi nhẹ đẩy cửa, bước vào. Một đống bàn ghế gẫy
để giữa phòng. Bụi giăng khắp nơi. Tôi nhìn, và biết rằng bấy lâu nay
không còn ai đến đây để tập văn nghệ nữa. Bởi trường này hầu như không
còn những sinh hoạt nào khác. Trường đã biến thành nơi buôn chữ thì căn
phòng văn nghệ biến thành nơi chứa đồ phế thải, thật dễ hiểu. Tôi bâng
khuâng nhìn từng góc phòng, hình dung lại điệu múa của chị Mai, dáng
ngồi của chị Hương, giọng đàn của Lam, tiếng vười của Tuấn… Ngày xưa
thoáng qua như một cơn gió, và mong manh như những mạng nhện. Hết
tìm lại được rồi!...
Tôi lách mình qua những chiếc bàn gẫy để đi qua phía đối diện. Ở đó có
một chiếc cửa khác trổ qua hành lang bên kia, tức là phía mặt sau của
trường. Tiếng cửa rít nghe khô. Tôi giật mình vì thấy sau cánh cửa đó là
một khúc lan can đã gẫy. Khoảng sân bên dưới vắng. Tôi khẽ rùng mình,
rồi quay trở lại để về lớp. Không biết Đồng đã đến chưa? Hay vẫn còn xách
xe đi làm “xe ôm” để kiếm tiền đóng học phí?
Tôi gặp Phát đi ngược lại với tôi. Hắn cười mím với tôi rồi cắm cúi đi
thẳng. Lúc nào cũng vậy, dáng điệu của Phát có vẻ mất tự nhiên. Tôi đã đến
trước cửa lớp và nhìn lại rất vô tình. Tôi ngạc nhiên khi thấy Phát đi về
phía lớp học bỏ trống. Hắn nhìn lại với vẻ lấm lét, dòm chừng. Tôi lẹ làng
quay đi và kín đáo liếc về phía đó. Tôi thấy Phát đẩy cánh cửa phòng và đi
vào mất dạng. Tôi lạ lùng như đang được xem một phim trinh thám. Tôi
chưa biết phản ứng ra sao thì thấy ông Giám học đi lên cùng với một người
lạ. Tôi vội đi vào lớp và về chỗ ngồi. Đồng đã có mặt ở đó.
Cả lớp đứng dậy khi ông Giám học và người lạ bước vào. Ông Giám học
nói: