đâu đó khen ngợi hình dáng những ngón tay em, rồi nó hỏi về cái vết
thương nhỏ trên ngón cái bàn tay phải, - em bị thương ở tay trong lúc làm
những chiếc cúc, - và khi đã thấy rõ rằng tay em không tránh những cái
nhìn của nó, nó chọn đề tài nói chuyện là mối quan hệ giữa người ta với
nhau xem như một phương trình đại số không chứa những điều kiện như
tên, nghề nghiệp, nơi ở, và liền đó, anh nhớ là nó bắt đầu thăm dò tâm trạng
em. Cái mặt nạ vốn đã biết chắc vai chính trong mưu toan quyến rũ em
thuộc về ai và sẵn sàng xử sự với em một cách tùy tiện, vậy mà nó sửng sốt
đến ngây ra, như đứa trẻ đột nhiên bị kẻ ganh đua với nó vượt qua, gạt sang
một bên.
Ghi chú ngoài lề. Anh nhớ lại, lúc ấy anh lo ghê lắm chỉ sợ em sẽ phát
hiện ra anh ẩn núp sau cái mặt nạ.
Nghĩ cho kỹ thì thực ra chẳng có bằng cứ nào là chiếc mặt nạ đã quyến
rũ, còn người bị quyến rũ là em. Mọi việc đều được thực hiện rất tinh vi;
phải chăng em tự ý để cho mình bị quyến rũ, chẳng cần đến những mánh lới
của cái mặt nạ? Dù thế nào đi nữa làm lại tất cả từ đầu là không thể được,
và chiếc mặt nạ, để tự cổ vũ mình, không còn cách nào khác ngoài cách
biến thành kẻ tán tỉnh càng kiên gan hơn.
Nhưng dù nó có cố găng đến thế nào đi nữa để xử sự cho ra dáng kẻ
quyến rũ thì cũng bằng thừa: em đã là người đàn bà bị quyến rũ rồi kia mà.
Nếu chiếm đoạt, bằng một tay thì tay kia tuồng như bị lừa dối; còn nếu
chiếm đoạt bằng hai tay thì cả hai tay đều sẽ là trung thành - người ta bảo
thế. Đây là lý do vì sao trong thời gian chúng ta ở tiệm ăn, cái mặt nạ vẫn
cứ cố làm sao không trở lại câu chuyện về “chồng” em. Với những con đỉa
thì cũng hệt như thế: dù có thật lòng tin rằng có thể đề cập đến đề tài ấy một
cách bình tĩnh, dù có chúng minh một cách hết sức lôgic rằng điều đó liên
can đến người khác thì cũng vẫn ghê sợ. Thế mà khi em không hề tỏ ra
muốn trở lại đề tài ấy, anh giận lắm - nói chung là một tình thế đáng bực.
Thật vậy, hiển nhiên là em không đếm xỉa gì đến “anh ta”, tức là không đếm