KHUÔN MẶT NGƯỜI KHÁC - Trang 80

mình, anh in lại da mặt người đó. Nhìn gã kia, sau khi xong việc, nhét từ
giấy bạc mười ngàn yên vào túi và đi ra; gần như chạy ra cửa, anh cảm thấy
một nỗi cô đơn đáng ghét, như thể mọi sức lực đều rò rỉ khỏi cơ thể anh.
Nếu việc giao kèo với bộ mặt thực là việc làm trống rỗng thì có lẽ cả việc
giao kèo với bộ mặt đeo mặt nạ cũng sẽ trống rỗng như thế.

Post scriplum. Không, lập luận ấy không đúng.

Có thể duyên do làm nảy sinh ra cảm giác ấy là như thế này: theo giả

thiết của anh, những thay đổi diễn ra trong tâm hồn anh khi anh làm xong
mặt nạ sẽ rất giống với tất cả những trường hợp người ta đội một cái lốt giã,
để ẩn trốn mọi người... Cho nên chẳng lấy gì làm lạ về việc anh cảm thấy lo
ngại, bởi lẽ anh đã rời xa mục đích thiết tha: khôi phục con đường mòn nối
anh với mọi người. Thực ra ngay trong sự so sánh ấy đã có sự thiếu nhất
quán nhất định. Mặt nạ không phải là mặt mình, coi mặt nạ là cái lốt tức là
gọi trắng là đen. Nếu mặt nạ khôi phục con đường mòn thì lốt chặn ngang
con đường đó - chúng là những đối cực thì đúng hơn. Trong trường hợp trái
lại thì anh, với kỳ vọng lẩn tránh mặt nạ - lốt và tìm mặt nạ - mặt, sẽ lâm
vào tình trạng lố bịch.

Lại còn thế này nữa. Anh vừa chợt nghĩ: mặt nạ cần cho nạn nhân, còn

cái lốt ngoài cần cho kẻ bạo hành. Đúng không?

Chú thích:

[1] Gốc từ tiếng Đức: Erekr - phần nhô ra ở tường, hình bán nguyệt hay

đa giác, được chiếu sáng bởi các cửa sổ (N.D).

[2] Xenxây - chỉ người lớn tuổi đáng tôn kính.

[3] Bach, Jean-Sébastien 1685-1750, nhạc sĩ nổi tiếng người Đức.

[4] Nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: rkeos - là dòng chảy, logia - học thuật.

Một bộ môn vật lý nghiên cứu luồng chảy và sự biến dạng cái môi trường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.