KÍ ỨC CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH TRINH SÁT SƯ 307 - Trang 263

HTX mua bán của địa phương. Nếu mang ra khỏi xã thì có thuế vụ, quản lí
thị trường hỏi thăm…

Và cũng một thời… những ước mơ hoài bão phải gác lại. Không phải vì

chiến tranh bom rơi đạn nổ.

+ Những cánh cửa của các trường Đại học đã không còn chỗ cho con em

những gia đình có vấn đề về lí lịch. Giấy báo từ trường Đại học được thay
thế bằng quyết định của Hội đồng tuyển sinh tỉnh, cơ quan quyết định cuối
cùng là “Được đi học - Không được đi học.”

(Báo Thanh Niên cuối những năm 1980, có đưa loạt bài về các trường

hợp vì lí lịch không được đi học Đại học, trong đó nổi bật những trường
hợp của Nguyễn Mạnh Huy (Quy Nhơn - Bình Định) Tống Châu Sinh
(Huế). Hai bạn nam ở Quảng Nam và một bạn gái ở Ninh Thuận. Nhờ đó
các bạn đã trở lại trường Đại Học khoảng năm 1989 – 1990).

+ Bên này đất K những người con đất Việt không tiếc máu xương nơi

chiến trường khốc liệt. Bên kia đất Việt cuộc sống nhộn nhịp hưởng thụ với
những cảnh sống phù hoa. Các HTX mới thành lập không đạt hiệu quả,
cảnh cha chung không ai khóc trong công việc, đời sống khó khăn (trước
khi có khoán 10) đã có những tác động rất lớn đến tinh thần của anh em
chiến sĩ là con em nông dân của vùng đất khô cằn đất cày lên sỏi đá…

Rồi thư nhà…

“… Cây chùm ruột anh trồng ngày ra đi nay đã ra hoa. Hoa nở đầy bao

quanh các cành cây. Mỗi lần có ai hái lá non về nấu canh, đều nhắc đến tên
anh. Họ đâu có hiểu rằng, mỗi lần họ nhắc đến một người con trai còn ở xa
biền biệt, là mỗi lần người con gái còn lại, lòng dạ đau như cắt… trong nỗi
chờ đợi và nhớ mong. Ngồi vá lưới dưới gốc cây mỗi ngày, em đều cảm
nhận được mùi da khét nắng trên thân thể anh, hơi thở mang vị mặn từ
biển… nhưng rất ngọt ngào trên làn môi của anh… như vẫn còn đâu đây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.