KÍ ỨC CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH TRINH SÁT SƯ 307 - Trang 296

Bước vào hầm ông đưa cho tôi gói trà bọc trong giấy báo, tôi nhờ anh

nuôi pha trà và chúng tôi ngồi tâm sự…

Ông bằng tuổi mẹ tôi (sinh 1927)… (chừng này tuổi mà còn lặn lội chiến

trường ư?) Ông rất quý nghề trinh sát và rất mến anh em trinh sát. Khi đi
công tác ở các đơn vị ông có thói quen là nghỉ lại ở đơn vị trinh sát…

Bên ấm trà đặc tôi và ông nói chuyện tới khuya.

Là phóng viên đi săn tin, khi ông về F 307 điểm nóng nhất lúc bấy giờ là

D2 (e95) ở cao điểm 428 và D9 (e29) ở khu vực nông trường Anlongveng.
Ông đã xin ra chốt D2 nhưng Tư lệnh F không đồng ý vì tình hình lúc ấy
khá phức tạp. Ông đành ở lại và tìm cách tiếp cận nguồn tin chiến sự, và
đặc biệt về hoàn cảnh của anh em đang sống và chiến đấu ở khu chiến sự.

Cuộc nói chuyện có một khoảng cách khá lớn. Ông là cán bộ Trung cấp

trong quân đội và là nhà báo cùng với tuổi đời đáng là bậc cha mẹ, khả
năng và bản lĩnh chính trị vững vàng. Còn tôi chỉ là một cán bộ mới ở
ngưỡng cửa “ ó vạch chưa có sao” với những nhận thức khác xa với ông…

Ông tôn trọng sự thật và nói thật những điều ông còn trăn trở với tình

hình bên nước.

Đất nước sau chiến tranh… những điều cần phải làm nhưng đành gác lại.

Những chính sách chưa tạo ra những thay đổi lớn cho xã hội, nhất là ở
nông thôn. Hình ảnh mẹ tôi cùng tuổi với ông, phải đi hái từng trái mắm,
trái còi về ăn, đã làm ông xúc động thật sự. Ông nhìn tôi có phần nào cảm
thông ở mọi khía cạnh quan hệ… và tôi nhìn ông với chỉ một điều duy
nhất: Với tuổi này ông còn phải lặn lội đến điểm cực bắc của đất nước
Chùa Tháp ít lành nhiều dữ này.

Ông đã dùng một câu chuyện có thật ở Trung đoàn 95 mà chính ông là

người giải quyết sau chiến tranh, để nói lên những thực tại của cuộc sống
người lính, và người lính phải có cái nhìn như thế nào về cuộc sống.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.