KÍ ỨC CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH TRINH SÁT SƯ 307 - Trang 379

Rời khỏi vị trí chừng hơn cây số, gặp anh em hỏa lực DKZ từ các cao

điểm đang mang vác súng ống xuống, lính ta lại có một đợt phân phối lại
theo nhu cầu cho bộ phận này (có lẽ khi thu đồ cổ, lính ta đã tính tới
phương án này. Thực chất thì giữa lính BB và bộ phận Hỏa lực hấu hết là
đồng hương của nhau).

Nhìn những gương mặt rạng ngời của anh em hỏa lực (lính rách nát nhất

của các đơn vị) ai cũng chạnh lòng. Chia nhau từng mét vải hoa, từng lon
thịt… cái gì cũng quý cả.

Đại uý Khoa cũng đã mấy lần, định ra lệnh cho anh em lấy toàn bộ kho

thuốc chuyển về. Nhưng nhìn lại, ai nấy cũng quần áo thiếu thốn, tấm chăn
không có, tấm màn lại không, nên anh thôi ý định ấy.

Khi ra đến đường 120, lại có thêm chuyện giải quyết đồ cổ, trước khi

đơn vị nào về hướng đơn vị nấy. Thì ra trong quá trình thu đồ cổ, lính ta có
chuyện gửi nhau mang hộ.

Tôi thu được năm cái xà rông của một nữ Pốt rất đẹp. Không phải là loại

vải hoa thường, mà là vải có thể may quần Tây được, có đường sọc kim
tuyến.

Sau này rất nhiều anh ở e94 liên hệ để đổi, các bố định làm quà cho dân

dịp tết cổ truyền của Campuchia. Từ ý tưởng của các bố, tôi cương quyết
không chịu đổi. Sau này, Anh Hiệp CTV C14 E95 khi sang chia tay tôi, để
trở về đơn vị sau đợt nằm viện F. Thấy tôi có mấy cái xà rông đẹp, anh nói
hãy tặng cho vợ anh Nhàn, là trưởng Phum Kamtuot thuộc địa bàn của C14
E95 dịp tết của bạn. Vài tháng sau, đơn vị tôi nhận lại một con heo chừng
60 – 70 cân do vợ chồng anh Nhàn gửi biếu… nhưng bố Hiệp chơi trước
hết gần phân nửa, lấy cớ là “chai hia.”

Và có lẽ, nói theo ngôn ngữ ngày nay thì “đồ cổ là một phần không thể

thiếu của cuộc sống người lính.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.